Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2011

Giải Nobel Y học 2010: Sự sống từ ống nghiệm


Bà Ruth Edwards đã thay mặt
chồng tới  nhận giải thưởng từ
Vua Carl Gustaf 16
 Hội đồng giải Nobel thuộc Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Ðiển, quyết định trao giải Nobel Y học 2010 cho Robert G. Edwards. Hội đồng Nobel khẳng định: “Thành tựu của có tác dụng trong việc điều trị vô sinh, chứng bệnh có ảnh hưởng lớn tới nhân loại, với khoảng 10% số cặp vợ chồng trên toàn thế giới có nguy cơ mắc phải. Khoảng 4 triệu trẻ em ðã ra đời nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm (In Vitro Fertilisation - IVF). Và hôm nay, phương pháp của Robert Edwards đã được kiểm chứng và mang lại niềm vui cho những người vô sinh trên toàn thế giới”.

Phần thưởng này được trao cho hai người là bác sĩ Robert Edwards và bác sĩ Patrick Steptoe. Ông Steptoe đã qua đời năm 1988, còn ông Edwards, 85 tuổi, đang bệnh nặng nên vợ ông đại diện để nhận.

Kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm đã manh nha từ thế kỷ 19 nhưng đến năm 1955, kỹ thuật này mới được giáo sư người Anh Robert Edwards quyết tâm nghiên cứu. Ông phát hiện ra trứng người chỉ trưởng thành sau ít nhất 24 giờ để tìm cách giúp trứng thụ tinh trong ống nghiệm.

Năm 1968, ông Edwards đề nghị bác sĩ Patrick Steptoe, người có công trình ấn tượng liên quan tới kỹ thuật nội soi ổ bụng, hợp tác. Theo đó, bác sĩ Steptoe sẽ chọc hút trứng bằng kỹ thuật nội soi, còn giáo sư Edwards phụ trách việc thụ tinh cho trứng.

Bất chấp áp lực và sự công kích nặng của báo chí, dư luận, tôn giáo và nhiều nhà khoa học nổi tiếng thời đó, cả hai đã thực hiện 102 lần thụ tinh cho trứng và cấy vào cơ thể người nhưng đều thất bại. Có hai lần, người được cấy trứng mang thai nhưng sau đó một trường hợp phải bỏ thai vì thai nằm ngoài tử cung và một trường hợp bị sẩy thai.

Không nản chí, ông cùng nhiều nhà khoa học khác nghiên cứu sự ảnh hưởng của hormon trong việc phát triển noãn và quá trình thụ tinh. Cuối cùng ông thành công bước đầu: noãn thụ tinh trong ống nghiệm bắt đầu phân bào.

Gian nan hơn là công đoạn đưa noãn đã thụ tinh vào bụng mẹ. Từ năm 1972-1974 hai nhà khoa học thử nghiệm nhiều lần nhưng kết quả không khả quan, phôi không giữ được lâu trong tử cung. Cuộc thí nghiệm kéo dài mãi đến năm 1977 mới đạt được kết quả như ý: noãn thụ tinh giữ được trong tử cung mẹ và phát triển thành thai nhi.

Ngày 10-11-1977, hoạt động chọc hút trứng bà Lesley (một phụ nữ hiếm muộn do tắc ống dẫn trứng) được tiến hành. Trứng được thụ tinh trong ống nghiệm, cấy trứng vào tử cung và chờ đợi. Ngày 25-7-1978, Louise Joy Brown, đứa bé nặng 2,61kg được thụ tinh ống nghiệm đầu tiên trên thế giới chào đời bằng phương pháp đẻ mổ tại một bệnh viện nhỏ ở miền Bắc nước Anh.

Bé Louise Joy Brown năm xưa
GS R. Edwards và "bé" Louise Joy Brown cùng mẹ và con trai

Thành công của ông Edwards và ông Steptoe được đánh giá là một trong những tiến bộ y học lớn nhất trong thế kỷ 20, mang lại hy vọng cho hàng triệu gia đình hiếm muộn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Translate

Bài đăng Phổ biến