Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Ngày Tết nói chuyện tác dụng tốt của bia

Nói tới uống bia, chúng ta thường liên tưởng tới những cái "bụng bia" căng tròn, những tiếng "dzô, dzô" ồn ào hay náo nhiệt... những người rối loạn chuyển hóa do dư thừa mỡ và những căn bệnh quái ác do rượu bia gây ra. Có lẽ trong hầu hết phụ nữ, ít ai thích chồng, con mình uống bia.

Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học, kết quả thu được cho thấy nhiều điều trái ngược với suy nghĩ đó.


Uống bia giúp xương chắc hơn và giảm được nguy cơ bệnh loãng xương sau thời kỳ mãn kinh


Bia chứa rất nhiều chất silic. Đây là thành phần quan trọng trong bữa ăn, giúp tăng cường khối lượng khoáng chất cho xương.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu 100 loại bia thương mại và phát hiện hàm lượng chất silic trong chúng dao động từ 6,4-56,5mg/l. Trong đó, các loại bia vàng và bia nhẹ là loại bia chứa nhiều silic nhất.


Bia đen và bia đắng màu tối chứa lượng silic thấp hơn bởi vì chúng được làm từ lúa mạch rang nên bị giảm bớt lượng silic.

Lúa mì chứa lượng silic thấp hơn lúa mạch nên bia làm từ lúa mì nghèo chất silic hơn từ lúa mạch.
Theo Charles Bamforth, trưởng nhóm nghiên cứu, mạch nha làm bia từ lúa mạch và cây hoa bia rất giàu chất silic. Vỏ trấu của lúa mạch là nơi chứa rất nhiều chất này. Trong quá trình lên men và làm bia, những chất silic này không giảm nhiều bởi vậy nó tồn tại đáng kể trong bia.

Các nhà khoa học đã tiến hành điều tra 1.700 phụ nữ khỏe mạnh có độ tuổi trung bình khoảng 48 tuổi về thói quen uống bia ảnh hưởng tới sức khỏe của xương. Những phụ nữ tham gia cuộc nghiên cứu được chụp xương cánh tay, nơi mà loãng xương biểu hiện rõ nhất.


Phân tích kết quả thu được cho thấy những phụ nữ thường xuyên uống bia (dù chỉ là một lượng nhỏ mỗi ngày) có xương cánh tay chắc chắn và khỏe hơn những phụ nữ không uống bia. Nguyên nhân được các nhà khoa học giải thích là do trong bia có lượng silic rất cao, một chất quan trọng giúp tái tạo xương.

Ngoài ra, bia cũng rất giàu chất phytoestrogens (oestrogen thực) rất tốt cho sức khỏe của xương, đặc biệt là những người hay bị đau xương sống.

Bia có lợi cho sức khoẻ tương tự như việc uống một lượng vừa phải rượu vang

Bia có chứa acid folic, vitamin, sắt và calci, cung cấp một "lá chắn bảo vệ" cho hệ thống tim mạch. Nửa lít bia nhẹ cung cấp khoảng 200 calo, tương đương với một tách cà phê sữa.

Một nghiện cứu ở Tây Ban Nha với 1.249 phụ nữ và đàn ông trên 57 tuổi. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người tình nguyện tuân thủ chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải với nửa lít bia mỗi ngày "không những không tăng cân mà trong một vài trường hợp thậm chí còn giảm cân". Những người tình nguyện thường xuyên uống một lượng bia vừa phải ít có khả năng bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp cao và có lượng mỡ trong cơ thể thấp hơn.

Tiến sĩ Lamuela khẳng định: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã loại bỏ các lầm tưởng. Chúng tôi biết rằng bia không phải yếu tố để đổ lỗi cho bệnh béo phì". Tiến sĩ Estruch nói thêm rằng, bia chỉ gây béo phì khi được uống quá nhiều, kết hợp với một chế độ ăn uống thiếu điều độ, nhiều chất béo và không tập thể dục.

Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y học uy tín BMJ ghi nhận rằng: Khi nghiên cứu những người uống bia tại Séc, nguy cơ nhồi máu cơ tim thấp nhất đã được tìm thấy trong số những người đàn ông uống hầu như hàng ngày hoặc hàng ngày và những người uống 4-9 lít bia một tuần. Có một gợi ý rằng hiệu quả bảo vệ đã bị mất trong những người đàn ông uống hai lần một ngày hoặc nhiều hơn.

Nên uống bia như thế nào 

1. Nhiệt độ của bia không nên quá thấp

Bia nên giữ ở nhiệt độ từ 5-10oC bởi vì độ hòa tan của CO2 chứa trong bia sẽ biến đổi tăng hay giảm tùy theo nhiệt độ, các thành phần của bia ở nhiệt độ này sẽ có mùi vị tốt nhất. Bia ở nhiệt độ quá thấp không những uống không ngon mà còn làm cho các thành phần dinh dưỡng bị phá hỏng.

Bia tươi là là loại bia phải thông qua màng lọc thanh trùng để tẩy trừ vi khuẩn và tạp chất, sau đó đóng vào chai vô khuẩn. Ở trong nhiệt độ từ 5-10oC, các thành phần dinh dưỡng và các mùi vị ở trong bia tươi cũng ổn định nhất.

2. Không nên uống quá nhiều

Hàm lượng cồn ở trong bia không cao, dinh dưỡng phong phú. Nhiều người có thói quen uống bia thì uống liền một lúc 3-4 cốc, lượng nước uống vào rất nhanh sẽ bị đào thải ra ngoài nhưng cồn thì sẽ nhanh chóng được hấp thụ, làm cho cồn trong máu tăng cao.

Uống nhiều bia sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động thông thường của tế bào, cũng có thể dẫn đến sự tích trữ mỡ từ đó gây ra “bụng bia” và còn ảnh hưởng đến chức năng thông thường của tim mạch.

Các chuyên gia khuyến nghị mỗi ngày chỉ uống khoảng 1 lon bia đến 0,5L bia. Không nên uống vượt quá 1000ml. Bia chỉ có tác dụng tích cực đến xương khi uống điều độ. Tiêu thụ quá nhiều bia rượu có thể dẫn đến sự gia tăng về gãy xương.

3. Không nên ăn cùng với cá hun khói

Có một lưu ý rất quan trọng đó là khi uống bia trong các món “nhậu” không nên kết hợp ăn cùng với các thực phẩm hun khói như. Trong thực phẩm hun khói chứa acid amin hữu cơ, quá trình chế biến sẽ sản sinh ra biến chất như Polycyclic hydrocarbon, acid amin và thậm chí là cả Benzopyrene. Khi uống quá nhiều bia làm cho hàm lượng cồn trong máu tăng cao, những chất kể trên trong thực phẩm hun khói sẽ kết hợp lại với nhau, từ đó gây ra các bệnh về tiêu hóa, thậm chí u bướu.

2 nhận xét:

  1. tết năm nào chẳng vài chục em ra đi vì bia rượu nguy hiểm dù ai cũng biết nhưng không sợ

    Trả lờiXóa
  2. uống bia nhiều quá k tôt đâu nha, tốt nhất là ăn hạt hạnh nhân

    Trả lờiXóa

Translate

Bài đăng Phổ biến