Hiện nay, tại các bệnh viện, hai loại thuốc được sử dụng với tần suất cao nhất là kháng sinh và corticoid. Trong thực tế lâm sàng, nhóm thuốc kháng sinh và corticoid cũng là hai vũ khí lợi hại nhất của người thầy thuốc nội khoa. Tuy nhiên, vì một bên là giúp hệ thống miễn dịch còn một bên là ức chế miễn dịch nên khi dùng chung hai thứ thuốc này, thầy thuốc cần rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm.
Dùng thuốc phối hợp kháng sinh và corticoid hầu hết là theo các nghiên cứu hoặc kinh nghiệm cho rằng nó có ích, như trong shock nhiễm khuẩn, ADR (phản ứng có hại của thuốc), viêm màng não mủ... Về việc dùng corticoid, cần dựa vào chu kỳ tiết glucocorticoid của tuyến thượng thận. Thời điểm tuyến này tiết ra cao nhất vào lúc sáng, khoảng 8h và giảm dần trong ngày nên khi dùng corticoid, thầy thuốc cũng nên tôn trọng chu kỳ sinh học này của cơ thể. Dù là dùng lâu ngày hay ngắn ngày thì các thuốc nhóm corticoid cũng nên dùng liều 1 lần vào buổi sáng. Khi dùng dài ngày bằng các corticoid đường uống, việc điều trị giảm liều dần cần phải được tôn trọng trong quy tắc dùng thuốc. Thường thì bệnh nhân sẽ dùng cách ngày và cứ vài ngày hoặc 1 tuần là giảm xuống. Kết hợp với việc dùng 1 lần vào buổi sáng.
Việc sử dụng corticoid phải xem mục đích sử dụng là kháng viêm hay ức chế miễn dịch. Thầy thuốc cần quan tâm điều này vì liều ức chế miễn dịch lớn hơn liều kháng viêm rất nhiều. Cortisone - một thuốc corticoid thường được mệnh danh là “thần dược” có khá nhiều tác dụng phụ trong điều trị một số bệnh có tính chất mạn tính. Hiện nay, một số tác động tiêu cực của thuốc này đến cơ thể vẫn chưa được giải thích một cách thỏa đáng. Ngoại trừ một số bệnh có tự kháng thể (auto immune), cortisone thường được dùng trong một số bệnh viêm mủ rất đau. Trong trường hợp này, cortisone có thể làm giảm đau và tăng khả năng phân phát thuốc kháng sinh trong các mô để giúp thuốc tác dụng tại đích tốt hơn.
Corticoid cũng thường được dùng phối hợp với các thuốc kháng sinh trong trường hợp viêm họng ở trẻ em do vi khuẩn Streptoccoque beta với ASLO cao để giảm các kháng thể có thể làm hại tới thận. Trong trường hợp này, mặc dù tác động của cortisone là kháng viêm có thể làm giảm tác động của các thuốc kháng sinh nhưng vẫn được dùng vì những lợi ích mà sự kết hợp kháng sinh với corticoid này mang lại trong điều trị. Tuy nhiên, các corticoid được ví như những “thanh kiếm” có hai lưỡi mà lưỡi nào cũng sắc. Thuốc kháng sinh không thể thiếu trong điều trị nhiễm khuẩn hoặc phòng ngừa nhiễm khuẩn, nhưng sử dụng các thuốc kháng sinh cần phải có hiểu biết đúng về tương tác, dược động học, dược lực học của từng loại kháng sinh, hiểu biết về tác nhân gây bệnh, tức là các loại vi khuẩn, đối tượng tiêu diệt hoặc cạnh tranh của kháng sinh. Ngoài ra, thầy thuốc cũng cần quan tâm đến vùng dịch tễ, tỷ lệ kháng thuốc tại địa phương nơi con bệnh đến. Nếu dùng không đúng không những không có hiệu quả mà còn đưa đến độc tính cao cho cơ thể, tỷ lệ kháng thuốc tăng, loạn khuẩn chí... (ví dụ như bệnh viêm ruột mạn tính do cephalexin). Các thầy thuốc phải tuân thủ các nguyên tắc khi dùng kháng sinh. Còn corticoid càng cần phải thận trọng khi dùng vì đây là nhóm thuốc có rất nhiều tác dụng có hại nếu dùng không đúng cách, lạm dụng hoặc thiếu hiểu biết về loại thuốc đang dùng. Nếu không cần thiết thì không nên dùng corticoid và khi đã dùng thì phải dùng cho đến nơi đến chốn, đúng chỉ định, đủ liều, đúng phác đồ, việc duy trì giảm dần liều trước khi ngưng thuốc rất quan trọng để tránh các hội chứng đã được cảnh báo khi dùng các corticoid kéo dài như bệnh Cushing (mặt bệnh nhân tròn như mặt trăng), hay suy vỏ thượng thận thứ phát, tình trạng nam hoá...
Hai nhóm thuốc kháng sinh và corticoid chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc. Tại các bệnh viện, hai nhóm thuốc này thường được quản lý rất chặt chẽ khi sử dụng. Người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh hoặc corticoid cũng như tự ý phối hợp hai nhóm thuốc này để tránh những tai biến nguy hiểm. Sự kết hợp kháng sinh và corticoid phải được cân nhắc cẩn thận dựa trên lợi ích của phác đồ điều trị. Tránh tình trạng để đạt được mục đích nào đó mà người bệnh phải mang những hậu quả nghiêm trọng do sự kết hợp hai nhóm thuốc này mang lại trong quá trình điều trị kéo dài.
ThS. Lê Quốc Thịnh
Nguồn
Dùng thuốc phối hợp kháng sinh và corticoid hầu hết là theo các nghiên cứu hoặc kinh nghiệm cho rằng nó có ích, như trong shock nhiễm khuẩn, ADR (phản ứng có hại của thuốc), viêm màng não mủ... Về việc dùng corticoid, cần dựa vào chu kỳ tiết glucocorticoid của tuyến thượng thận. Thời điểm tuyến này tiết ra cao nhất vào lúc sáng, khoảng 8h và giảm dần trong ngày nên khi dùng corticoid, thầy thuốc cũng nên tôn trọng chu kỳ sinh học này của cơ thể. Dù là dùng lâu ngày hay ngắn ngày thì các thuốc nhóm corticoid cũng nên dùng liều 1 lần vào buổi sáng. Khi dùng dài ngày bằng các corticoid đường uống, việc điều trị giảm liều dần cần phải được tôn trọng trong quy tắc dùng thuốc. Thường thì bệnh nhân sẽ dùng cách ngày và cứ vài ngày hoặc 1 tuần là giảm xuống. Kết hợp với việc dùng 1 lần vào buổi sáng.
Việc sử dụng corticoid phải xem mục đích sử dụng là kháng viêm hay ức chế miễn dịch. Thầy thuốc cần quan tâm điều này vì liều ức chế miễn dịch lớn hơn liều kháng viêm rất nhiều. Cortisone - một thuốc corticoid thường được mệnh danh là “thần dược” có khá nhiều tác dụng phụ trong điều trị một số bệnh có tính chất mạn tính. Hiện nay, một số tác động tiêu cực của thuốc này đến cơ thể vẫn chưa được giải thích một cách thỏa đáng. Ngoại trừ một số bệnh có tự kháng thể (auto immune), cortisone thường được dùng trong một số bệnh viêm mủ rất đau. Trong trường hợp này, cortisone có thể làm giảm đau và tăng khả năng phân phát thuốc kháng sinh trong các mô để giúp thuốc tác dụng tại đích tốt hơn.
Khi dùng kháng sinh với corticoid có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn |
Hai nhóm thuốc kháng sinh và corticoid chỉ được sử dụng khi có chỉ định của thầy thuốc. Tại các bệnh viện, hai nhóm thuốc này thường được quản lý rất chặt chẽ khi sử dụng. Người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh hoặc corticoid cũng như tự ý phối hợp hai nhóm thuốc này để tránh những tai biến nguy hiểm. Sự kết hợp kháng sinh và corticoid phải được cân nhắc cẩn thận dựa trên lợi ích của phác đồ điều trị. Tránh tình trạng để đạt được mục đích nào đó mà người bệnh phải mang những hậu quả nghiêm trọng do sự kết hợp hai nhóm thuốc này mang lại trong quá trình điều trị kéo dài.
ThS. Lê Quốc Thịnh
Nguồn
- Chứng bệnh tăng huyết áp hiện nay rất phổ biến tại Việt Nam, bệnh huyết áp chủ yếu xảy ra ở người lớn tuôi.
Trả lờiXóa- Hiện giờ số lượng người mắc bệnh tim tương đối lớn, con số đáng báo động kịp thời.
- Điều trị bệnh máu nhiễm mỡ tại bệnh viện Thu Cúc uy tín và chất lượng tốt nhất.
- cách chăm sóc người bị huyết áp thấp cũng đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.
- Chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa…
- Bệnh lý huyết áp thường không bỏ qua ai, vì vậy việc theo dõi huyết áp bình thường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
- Chỉ số nhịp tim bình thường là bao nhiêu, các bạn nên tham khảo kỹ để biết cách chăm lo sức khỏe.
- Tìm hiểu thông tin kiến thức về bệnh viện tim hà nội
- Triệu chứng thiếu máu não là những căn bệnh rất nguy hiểm hiện nay.
- Tìm hiểu cao huyết áp nên ăn gì để có những kiến thức cần thiaats cho các bạn.
- Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu rất quan trọng cho mỗi chúng ta để biết tình hình sức khỏe của mình.
- Tìm hiểu triệu chứng cao huyết áp để có biện pháp chữa trị hiệu quả nhất.
- Cách giảm mỡ máu hiệu quả tốt nhất hiện nay là gì, mời các bạn tham khảo.
- Căn bệnh mỡ máu cao ăn gì là tốt nhất và đảm bảo cho sức khỏe nhất hiện nay.
- Cùng tìm hiểu nguyên nhân tăng huyết áp là gì và cách điều trị thế nào tốt.
- biến chứng tăng huyết áp rất nguy hiểm cho người bệnh, các bạn không nên coi thường.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa