Đó là chủ đề ngày sức khỏe thế giới 7/4/2011 năm nay. Tổ chức Y tế Thế giới nêu vấn đề sức khỏe của năm nhằm thức tỉnh cộng đồng về vấn nạn vi sinh vật kháng thuốc đang đe dọa toàn cầu. Kháng kháng sinh (gọi thông dụng là kháng thuốc) là tình trạng các vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút, nấm và ký sinh trùng thay đổi cách thức làm cho các thuốc trị các bệnh do chúng gây ra trở nên vô hiệu. Vi khuẩn kháng hầu hết kháng sinh gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc (superbug). Vấn đề kháng thuốc chẳng mới mẻ gì nhưng đã trở nên nguy hiểm, cấp bách đòi hỏi sự nỗ lực hợp nhất nhằm giúp nhân loại tránh quay ngược lại thời kỳ chưa có kháng sinh (năm 1942). Tổ chức Y tế Thế giới nhận định chúng ta đang sống trong kỷ nguyên phụ thuộc kháng sinh và yêu cầu toàn cầu có trách nhiệm cao nhằm bảo vệ kháng sinh cho thế hệ sau.
Thực trạng Việt Nam
Xu hướng bệnh không lây nhiễm giảm
Bệnh không lây nhiễm có xu hướng giảm dần, hiện ước tính chỉ chiếm 25 % trong tổng số bệnh tật tại Việt Nam. Đây là nhóm bệnh cần sử dụng kháng sinh.
Chi phí kháng sinh
Thống kê năm 2004 tiền thuốc kháng sinh của 661 bệnh viện lên hơn 931 tỷ đồng, chiếm 56% tổng tiền thuốc. Thống kê sử dụng kháng sinh:
- Bệnh viện Bạch Mai (năm 2008) là 48,5 % (trong đó sử dụng cho bệnh nhân khoa sản là 97,8%, khoa ngoại là 95 %),
- Bệnh viện Nhi Nghệ An là 87,7 %,
- Bệnh viện tỉnh Lào Cai II là 87,1 %,
- Bệnh viện tỉnh Yên Bái là 80,2 %
- Bệnh viện tỉnh Ninh Bình là 80 %,
- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Tp HCM, năm 2007) là khoảng 50 %.
Lý do lạm dụng kháng sinh khả dĩ. Hiện nay, thuốc kháng sinh có 17 nhóm với khoảng 500 biệt dược, trong số đó có 4 nhóm chuyên biệt là chống nấm, chống lao, chống phong, trị ung thư; còn lại 13 nhóm là thuốc trị các bệnh nhiễm khuẩn có các đường dùng là tại chỗ, uống và chích. Ngoài 6 nguyên nhân gây kháng thuốc chính theo Tổ chức Y tế Thế giới (không có trách nhiệm, không kiểm soát nhiễm khuẩn, thiếu nghiên cứu, yếu giám sát, sử dụng kháng sinh bất hợp lý, thuốc kém chất lượng), tại Việt Nam có lẽ còn có nguyên nhân là thói quen tự chữa trị và “bắt chước” chữa trị của người dân.
Lương tri hành nghề và khát vọng
“Y học trước tiên là không gây hại”, không biết tỷ lệ bao nhiêu bác sỹ khi kê kháng sinh nhớ nguyên tắc nghề y này? Không biết tỷ lệ bao nhiêu nhân viên nhà thuốc có bằng dược sỹ, dược tá?
Sửa sai việc dùng kháng sinh cụ thể là nỗ lực của Bộ Y tế và của mỗi cá nhân hành nghề (bác sỹ, y sỹ, y tá, dược sỹ, dược tá và người bán thuốc khác).
Thông điệp ngày sức khỏe thế giới 2011 tại Việt Nam
Bất cứ kháng sinh nào khi dùng đều gây nguy cơ kháng thuốc; tuy nhiên, chính hành vi thiếu trách nhiệm và dũng cảm của người hành nghề và người dân làm cho tình trạng kháng thuốc lan tràn nhanh tới mức dường như mất kiểm soát. Chừng nào quy chế kê đơn thuốc chưa được tuân thủ thì chừng ấy tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn lơ lửng.
Một đất nước mà mỗi năm làm ra khoảng 90 tỉ đô la Mỹ nhưng tiền thuốc kháng sinh tiêu tốn khoảng 0,8 tỉ đô la Mỹ thì liệu có phải là lạm dụng kháng sinh không? Câu trả lời và phương án giải quyết nằm trong tay Bộ Y tế, bác sỹ kê toa, 42.000 cơ sở bán lẻ thuốc và nhân viên y tế liên quan. Hy vọng thế hệ con cháu chúng ta không gánh nỗi đau vi khuẩn siêu kháng thuốc do cha ông gây ra.
Nguồn Bác sĩ Đào Duy An
Thực trạng Việt Nam
Xu hướng bệnh không lây nhiễm giảm
Bệnh không lây nhiễm có xu hướng giảm dần, hiện ước tính chỉ chiếm 25 % trong tổng số bệnh tật tại Việt Nam. Đây là nhóm bệnh cần sử dụng kháng sinh.
Chi phí kháng sinh
Thống kê năm 2004 tiền thuốc kháng sinh của 661 bệnh viện lên hơn 931 tỷ đồng, chiếm 56% tổng tiền thuốc. Thống kê sử dụng kháng sinh:
- Bệnh viện Bạch Mai (năm 2008) là 48,5 % (trong đó sử dụng cho bệnh nhân khoa sản là 97,8%, khoa ngoại là 95 %),
- Bệnh viện Nhi Nghệ An là 87,7 %,
- Bệnh viện tỉnh Lào Cai II là 87,1 %,
- Bệnh viện tỉnh Yên Bái là 80,2 %
- Bệnh viện tỉnh Ninh Bình là 80 %,
- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Tp HCM, năm 2007) là khoảng 50 %.
Lý do lạm dụng kháng sinh khả dĩ. Hiện nay, thuốc kháng sinh có 17 nhóm với khoảng 500 biệt dược, trong số đó có 4 nhóm chuyên biệt là chống nấm, chống lao, chống phong, trị ung thư; còn lại 13 nhóm là thuốc trị các bệnh nhiễm khuẩn có các đường dùng là tại chỗ, uống và chích. Ngoài 6 nguyên nhân gây kháng thuốc chính theo Tổ chức Y tế Thế giới (không có trách nhiệm, không kiểm soát nhiễm khuẩn, thiếu nghiên cứu, yếu giám sát, sử dụng kháng sinh bất hợp lý, thuốc kém chất lượng), tại Việt Nam có lẽ còn có nguyên nhân là thói quen tự chữa trị và “bắt chước” chữa trị của người dân.
Lương tri hành nghề và khát vọng
“Y học trước tiên là không gây hại”, không biết tỷ lệ bao nhiêu bác sỹ khi kê kháng sinh nhớ nguyên tắc nghề y này? Không biết tỷ lệ bao nhiêu nhân viên nhà thuốc có bằng dược sỹ, dược tá?
Sửa sai việc dùng kháng sinh cụ thể là nỗ lực của Bộ Y tế và của mỗi cá nhân hành nghề (bác sỹ, y sỹ, y tá, dược sỹ, dược tá và người bán thuốc khác).
Thông điệp ngày sức khỏe thế giới 2011 tại Việt Nam
Bất cứ kháng sinh nào khi dùng đều gây nguy cơ kháng thuốc; tuy nhiên, chính hành vi thiếu trách nhiệm và dũng cảm của người hành nghề và người dân làm cho tình trạng kháng thuốc lan tràn nhanh tới mức dường như mất kiểm soát. Chừng nào quy chế kê đơn thuốc chưa được tuân thủ thì chừng ấy tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn lơ lửng.
Một đất nước mà mỗi năm làm ra khoảng 90 tỉ đô la Mỹ nhưng tiền thuốc kháng sinh tiêu tốn khoảng 0,8 tỉ đô la Mỹ thì liệu có phải là lạm dụng kháng sinh không? Câu trả lời và phương án giải quyết nằm trong tay Bộ Y tế, bác sỹ kê toa, 42.000 cơ sở bán lẻ thuốc và nhân viên y tế liên quan. Hy vọng thế hệ con cháu chúng ta không gánh nỗi đau vi khuẩn siêu kháng thuốc do cha ông gây ra.
Nguồn Bác sĩ Đào Duy An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét