Từ năm 2006, Tiến sĩ John Khier của Bệnh viện Nhi Boston đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu ý tưởng sử dụng oxy tiêm vào bệnh nhân ngừng hô hấp. Ý tưởng này đã thôi thúc ông sau khi một cô gái mà ông đã chăm sóc qua đời sau chấn thương não. Viêm phổi nặng gây ra nồng độ oxy trong máu xuống quá thấp làm cô gái tử vong khi chưa kịp đặt máy tim phổi nhân tạo. Sau 6 năm nghiên cứu, Ts Khier thông báo rằng nhóm của ông đã tiêm vi hạt chứa đầy oxy vào mạch máu động vật
với nồng độ oxy trong máu thấp, việc này đã giúp phục hồi độ bão hòa oxy máu gần như bình
thường, trong vòng vài giây.
Khi đường thở bị ngưng hoạt động - cơ thể sẽ thiếu oxy và tử vong nhanh chóng. Tiêm oxy giúp giữ động vật sống trong vòng 15 phút mà không có hơi thở nào, giúp giảm tỷ lệ ngừng tim và tổn thương nội tạng.
Các ống tiêm oxy dạng xách tay này giúp cứu sống bệnh nhân trong tình huống khẩn cấp, kéo dài thời gian cho y, bác sĩ cấp cứu hoặc bác sĩ chăm sóc đặc biệt để đặt một cách an toàn hơn một ống thở hoặc thực hiện các phương pháp điều trị cứu sống khác, Kheir nói.
"Đây là một cách cung cấp oxy ngắn hạn - một cách để bơm khí oxy an toàn để hỗ trợ bệnh nhân trong một vài phút quan trọng," ông nói. "Các ống tiêm oxy có sẵn trong vali cấp cứu để trên máy bay trực thăng của bệnh viện, xe cứu thương sẽ giúp ổn định bệnh nhân bị khó thở."
Các vi hạt oxy sẽ duy trì cung cấp oxy trong một thời gian ngắn, từ 15 đến 30 phút, bởi vì chúng ở dạng hỗn dịch và sẽ quá tải máu nếu sử dụng trong thời gian dài, Kheir nói. Ông cũng lưu ý rằng liệu pháp này không thay thế được hô hấp mà chỉ cung cấp oxy tạm thời trong tình huống phổi hoàn toàn bất lực.
Trong nhiều năm qua, Kheir và nhóm của ông đã thử nghiệm nồng độ khác nhau và kích thước của các vi hạt để tối ưu hóa hiệu quả của chúng và làm cho chúng an toàn khi tiêm. "Những nỗ lực thực sự đa ngành", Kheir nói. "Phải kết hợp giữa kỹ sư hóa học, các nhà khoa học và bác sĩ để có được hỗn hợp vừa phải". Ông nói. "Chúng tôi lấy máu thiếu oxy, pha trộn nó trong ống nghiệm với các vi hạt, và xem lần lượt máu xanh ngay lập tức biến thành đỏ trước mắt chúng ta."
Họ đã sử dụng một thiết bị gọi là sonicator, trong đó sử dụng sóng âm cường độ cao để trộn oxy và chất béo với nhau. Quá trình bẫy khí oxy bên trong hạt trung bình 2-4 micromet. Khí oxy chiếm 70 phần trăm khối lượng so với máu người. Cách này làm tăng đáng kể diện tích bề mặt trao đổi khí và khí có thể chui qua mao mạch khi gặp khó khăn."
Tiêm tĩnh mạch khí oxy đã được thử nghiệm trong những năm 1900, nhưng những nỗ lực thất bại trong việc chuyển hoá oxy trong máu và thường gây ra nghẽn mạch do khí rất nguy hiểm.
Nghiên cứu này đã thực hiện thành công trên thỏ và hy vọng các vi hạt oxy cũng sẽ làm việc trên con người. Tuy nhiên, con người lớn hơn nhiều so với thỏ, do đó, cần liều vi hat lớn hơn. Vẫn còn nhiều thử nghiệm trước khi liệu pháp này có thể trở thành thường xuyên được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét