Một nghiên cứu chéo ngẫu nhiên đã cho thấy ăn hai bữa ăn chính mỗi ngày có thể có lợi hơn so với sáu bữa nhỏ, với hàm lượng calo tương tự cho việc giảm cân và kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2 (TĐ type 2),
Các nhà nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của hai chế độ ăn kiêng ít năng lượng: hai bữa ăn chính (ăn sáng và ăn trưa) so với sáu bữa ăn nhỏ (ăn sáng, ăn tối, ăn trưa và ba món ăn nhẹ ở giữa) - theo trọng lượng cơ thể, hàm lượng chất béo ở gan (HFC), đề kháng insulin và chức năng của tế bào beta ở bệnh nhân đái tháo đường (tuổi từ 30 đến 70 năm), với BMI là 27-50 kg/m2 và HbA1c từ 6 đến 11,8%. Một nhóm nhận được hai bữa ăn chính, nhóm khác mỗi ngày có sáu bữa ăn nhỏ và duy trì trong 12 tuần. Cả hai chế độ ăn có hàm lượng calo thấp (ít hơn 500kcal/ngày). Tất cả các bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc uống hạ đường huyết. Sau 12 tuần, các phác đồ đã được thay đổi.
Vào cuối giai đoạn nghiên cứu, cả hai phác đồ đều có kết quả là giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, HFC, glucose và mức độ C-peptide (với p <0,001 cho tất cả). Tuy nhiên, với phác đồ hai bữa ăn cả bốn thông số đều giảm nhiều hơn.
Chỉ ăn bữa ăn sáng và ăn trưa cũng tăng độ nhạy với insulin lớn hơn là chia thành sáu bữa ăn trong ngày. "Đối với bệnh nhân TĐ type 2 có chế độ ăn năng lượng thấp, ăn chỉ hai bữa chính có thể có lợi hơn so sáu bữa ăn nhỏ trong ngày", tác giả nghiên cứu Tiến sĩ Hana Kahleova - Viện lâm sàng và thực nghiệm Y khoa ở Prague, Cộng hòa Séc - nói.
Các tác giả cho biết "Cải thiện độ nhạy cảm insulin có thể ảnh hưởng tích cực đến việc giảm lượng đường trong máu và HFC, hoặc ngược lại, việc giảm HFC có thể dẫn đến cải thiện độ nhạy cảm insulin. Xét thấy HFC có liên quan đến đề kháng insulin mà không lệ thuộc vào BMI, TĐ type 2 và hội chứng chuyển hóa, việc giảm HFC nhiều hơn nhờ phác đồ hai bữa ăn là "một trong những kết quả quan trọng nhất của nghiên cứu của chúng tôi."
Mức glucagon cũng giảm với phác đồ hai bữa ăn, nhưng tăng với phác đồ sáu bữa ăn. Sự giảm này là "một kết quả rất tích cực" vì mức độ cao bất thường của glucagon huyết thanh gây ra rối loạn điều hòa sản xuất glucose trong thận và gây bất thường cân bằng glucose nội môi ở bệnh nhân TĐ type 2.
Không có tác dụng phụ được ghi nhận cho một trong hai chế độ ăn uống.
Những phát hiện mới này mâu thuẫn với quan điểm trước đây là chia ra nhiều bữa ăn nhỏ sẽ tốt hơn cho người tiểu đường. Các tác giả cho rằng cần có những nghiên cứu sau hơn trước khi có khuyến cáo cụ thể cho bệnh nhân về cách chia chế độ ăn. "Chiến lược điều trị mới nên kết hợp không chỉ chú ý về mặt năng lượng và thành phân dinh dưỡng mà cả số lần và thời gian của bữa ăn."
Tháng 6 năm 2014, Elvira Manzano
tiểu đường ăn hạt điều mật ong
Trả lờiXóađược k?