1. Cách đo huyết áp ở bệnh nhân bị tăng huyết áp với bệnh nhân không tăng huyết áp có điểm gì khác nhau cần lưu ý?
1. Đối với BN cao huyết áp cần theo dõi huyết áp ít nhất 3 lần/ngày để xác định thời điểm cao huyết áp
2. Đo 4 chi: để xác định cao huyết áp cục bộ hay không
3. Bảo đảm thời gian nghỉ trước khi đo ít nhất là 10ph: Cao huyết áp do vận động
5. Ghi giờ đo huyết áp và giờ uống thuốc để xem tác dụng của thuốc
6. Đo 2 tư thế: nằm và ngồi để đánh giá sức bền thành mạch
2. Chăm sóc bệnh nhân bị rối loạn tiền đình cần chú ý ở điểm nào?
1. Rối loạn tiền đình là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra như thần kinh, tai, tim mạch, mắt, tâm thần huyết áp thấp (hypotension), đường huyết thấp (lượng đường trong máu thấp, hypoglycemia ), loạn nhịp tim, thiếu máu, phản ứng phụ cuả 1 số thuốc…
2. Sắp xếp cho bệnh nhân nằm nơi yên tĩnh
3. Đo huyết áp 2 tư thế để chẩn đoán hạ huyết áp tư thế (nếu có) và có lời khuyên cho bệnh nhân khi hoạt động thay đổi tư thế.
4. Chế độ ăn: huyết áp thấp à ăn hơi mặn, thiếu máu à bổ sung thức ăn phù hợp với loại thiếu máu; Hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá; Tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phầm có mùi vị kích thích
5. Bệnh nhân dễ bị té ngã à có người thường trực, không tự đi lại, nhất là đi vệ sinh
6. Có thể hướng dẫn bệnh nhân tập thêm yoga và một số môn thể dục nhẹ khác để có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình
3. Anh/chị hãy cho biết chế độ ăn của bệnh nhân tiêu chảy
1. Tiêu chảy cấp gây ra mất nước, điện giải (Na, K), mất dinh dưỡng (do tổn thương niêm mạc ruột); ngoài ra sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh và vi khuẩn khác trong đường ruột gây ra nhiễm trùng lan rộng trong cơ thể.
2. Chế độ ăn uống vệ sinh (ăn chín, uống sôi), hợp lý bù đủ nước, muối khoáng, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể mau lành bệnh.
3. Không nên bù nước bằng việc uống nước ép trái cây và nước ngọt vì nồng độ đường quá cao mà lượng điện giải quá thấp, áp lực thẩm thấu cao từ đường gây tiêu chảy nặng hơn và gây chướng bụng.
4. Nếu trẻ đang bú thì vẫn phải duy trì cho con bú, vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ lúc này, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, lại có nhiều kháng thể và yếu tố bifidus - chất rất cần để lập lại cân bằng vi khuẩn trong ruột.
5. Cần cho bệnh nhân ăn uống đủ chất, đủ năng lượng, đạm, loại chất béo dễ tiêu hóa (dầu thực vật), khoáng chất và vitamin. Các chất đạm, kẽm, vitamin... từ thịt, cá, trứng, đậu sẽ giúp niêm mạc ruột mau hồi phục.
6. Tránh thực phẩm nhiều chất xơ (rau, củ, quả...) và đường đơn giản (nước ngọt, nước trái cây, mật ong, kẹo bánh ngọt...) để giảm kích thích ruột.
7. Tránh kiêng cữ quá mức hoặc chỉ cho ăn cháo muối hay cháo đường sẽ làm bệnh nhân suy dinh dưỡng, giảm khả năng lành bệnh và khả năng chống đỡ sự tấn công của những loại vi khuẩn khác.
8. Khi bị tiêu chảy quá nặng hoặc kéo dài, tế bào niêm mạc ruột tổn thương làm giảm tiết men lactase giúp tiêu hóa loại đường lactose có trong sữa có thể phải ngưng sữa hoặc chuyển cho bệnh nhân uống sữa không có lactose.
9. Nên ăn sữa chua vì phần lớn đường lactose đã chuyển sang dạng cơ thể dễ hấp thu hơn. Thêm vào đó, trong sữa chua có một số chủng vi khuẩn sinh acid lactic như Lactobacilus, Bifidobacteia... có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.
4. Nguyên tắc Chế độ chăm sóc ở bệnh nhân bị phù do bệnh lý ở thận?
1. Theo dõi lượng nước xuất nhập, huyết áp, cân nặng, tính chất phù Hướng dẫn bệnh nhân cách đo lường lượng nước xuất nhập. Lượng nước vào bao gồm lượng nước uống, lượng nước canh trong thức ăn, lượng nước chuyển hóa thức ăn khoảng 300 ml/ngày và dịch truyền vào (nếu có). Lượng nước ra bao gồm lượng nước tiểu 24 giờ, lượng nước mất theo mồ hôi, hơi thở, phân khoảng 500-600 ml/ngày. Lượng nước đưa vào không được quá lượng nước tiểu + 500ml.
2. Theo dõi các dấu hiệu toàn thân: đề phòng và phát hiện sớm biến chứng
3. Theo dõi chức năng thận, điều chỉnh ăn uống theo chức năng thận
4. Nghỉ ngơi, hạn chế vận động
5. Ăn uống: Bảo đảm chất lượng và tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng, khẩu phần ăn trong ngày chia nhỏ thành nhiều bữa, thức ăn mềm, dễ tiêu; Cung cấp đạm động vật chiếm 2/3 tổng số protid đưa vào; Hạn chế ăn muối là một liệu pháp rất tốt giúp bệnh nhân mau khỏi bệnh hoặc làm giảm mức độ tiến triển của bệnh, giảm các biến chứng nguy hiểm
5. Trong chăm sóc vết thương phần mềm, anh/chị hãy cho biết những dấu hiệu nào cho biết vết thương bị nhiễm trùng hoặc tiến triển không tốt?
1. Vết thương tấy đỏ nhiều hơn
2. Bệnh nhân than đau nhức nhiều hơn
3. Nhiệt độ ở vùng có vết thương tăng (nóng) hoặc giảm (lạnh) hơn so với bên chứng
4. Bề mặt vết thương nhầy nhụa
5. Rỉ dịch hôi
6. Vết thương khô, không đau, nền đen, không có sức sống. Dù vết thương khô nhưng quắt lại.
7. Xuất hiện hạch gốc chi hoặc chi phối vùng đó
8. Bệnh nhân sốt, có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc
9. Nền vết thương có dấu hiệu lạ: phập phều (dịch), lạo xạo (còn dị vật) hoặc lép bép (sinh khí)
10. Diện tích lan rộng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét