Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Lịch sử ra đời của bệnh viện

Dân Sinhalese (Sri Lanka) có lẽ là ngươì đầu tiên phát minh ra khái niệm Bệnh viện. Theo cổ sử của dân này (Mahavamsa), thì vào thế kỷ IV trước Tây lịch Vua Pandukabhaya cho xây các nhà "nghỉ lại" và bệnh viện (Sivikasotthi-Sala) tại các vùng trong lãnh thổ sau khi ông ta củng cố thủ đô ở Anuradhapura. Đây là chứng tích đầu tiên trong lịch sử thế giới ghi nhận sự thành lập các nơi ăn ngủ dành đặc biệt để chữa trị cho bệnh nhân. Nhà thương Mihintale có lẽ là nhà thương cổ nhất của thế giới.

Tại Ấn Độ, Vua Ashoka lập 18 nhà thương vào khoảng năm 230 TCN. Những nơi này có Bác sỹ và phụ tá chăm sóc cho người mắc các loại bệnh và mọi chi phí do triều đình đài thọ.
Bệnh viện giáo dục y học đầu tiên thành lập tại Hàn lâm viện Gundishapur Ba Tư. Học sinh được đào tạo chuyên nghiệp về y học và thực hành chẩn đoán lâm sàng với bệnh nhân trong bệnh viện. Một nhà nghiên cứu cho rằng hệ thống giáo dục y học và thiết bị bệnh viện ngày nay khởi thủy từ Ba Tư.



Pasteur người đặt nền móng cho việc xét nghiệm tìm ra vi sinh vật gây bệnh.


Người La Mã thiết lập các bệnh xá (tiếng Ý: Valetudinaria) để chăm sóc bệnh cho nô lệ, võ sĩ giác đấu và binh sĩ khoảng năm 100 TCN. Sau khi chấp nhận Thiên Chúa giáo là tôn giáo Quốc gia, dân La Mã thành lập những bệnh viện cho công chúng, không chỉ để chăm sóc cho người bệnh mà cả cho người nghèo, khuyết tật, người già, cô quả và cả người khác xứ vô gia cư. Đế quốc La Mã ra lệnh xây nhà thương tại tất cả các tỉnh thành có nhà thờ, tu viện. Một trong các kiến trúc nhà thương đầu tiên được dựng lên là bệnh viện ở Constantinople do Saint Sampson xây. Tu viện của Giáo hoàng Basil of Caesarea được cải tiến để có thêm khu vực dùng làm nơi nương trú cho bệnh nhân và có khu dành riêng cho bệnh nhân bị phong cùi.

Nhà thương trong nhà thờ
Thời Trung cổ, các bệnh viện ở châu Âu cũng theo hệ thống này, dưới điều hành của các tu sĩ thuộc giáo hội (từ tiếng Pháp hôtel-Dieu mang ý nghĩa "Khách sạn của Thượng đế"). Ngoài những bệnh viện nằm trong kiến trúc của nhà thờ, một số được xây riêng biệt. Nhiều bệnh viện tạo tài chính qua viện trợ từ chính phủ hay các đóng góp tùy hỷ. Vài bệnh viện có nhiều dịch vụ khác nhau. Một số chỉ dành cho người bị cùi. Một số khác cho dân tỵ nạn hay nghèo khổ.

Nhà thương của Hồi giáo được thành lập với trình độ cao trong thế kỷ VIII - XII. Bệnh viện tại Bagdad có trên dưới 25 y sĩ và có phòng riêng cho mỗi dạng bệnh, tạo nền tảng cho thiết kế kiến trúc hệ thống nhà thương ngày nay.Trung Quốc cũng có nhà thương công cộng trong thiên kỷ đầu tiên.

Wilhelm Conrad Roentgen, người đã làm thay đổi lớn trong chẩn đoán y khoa.

Trong thế kỷ XX, Bệnh viện và các bộ phận phụ thuộc thay đổi rất nhanh do y học và khoa học kĩ thuật tiến bộ. Ở tất cả các nước phát triển, một trong những đối tượng được chú ý là đẩy mạnh việc xây dựng bệnh viện hiện đại, còn ở những nước đang phát triển, quá trình hiện đại hóa ít hay nhiều cũng đang được đặt ra. Tiến đến những kiến trúc hiện đại như ngày nay, con người đã phải bỏ ra hàng ngàn năm kể từ khi xuất hiện những loại công trình y tế đầu tiên.

Vào thời kỳ cổ đại đã có những thầy thuốc lớn nhưng chưa có bệnh viện mà người ta hành nghề y học trong nhà ở. Đến thời kỳ trung thế kỷ, nhà thờ đã tham gia vào việc chữa bệnh và các công trình y tế đầu tiên đã hình thành với hình thức sơ khởi của nó là những tụ viện gắn bó với nhà thờ.

Wilhelm Conrad Roentgen, người đã làm thay đổi lớn trong chẩn đoán y khoa

Ra đời cùng lúc với sự xuất hiện của bệnh viện, khối kỹ thuật nghiệp vụ cận lâm sàng đã không ngừng phát triển về mặt kiến trúc, đã làm cho những tiên đoán, những tiêu chuẩn thiết kế thay đổi theo. Là khối chức năng có nhiều thay đổi nhất trong lịch sử phát triển của bệnh viện. Dần dần theo nhu cầu của xã hội, những trung tâm chẩn đoán độc lập đã ra đời. Càng lúc, tính chuyên sâu càng cao. Các trung tâm chẩn đoán chuyên khoa cũng được thành lập.

Nguồn: Trích Luận văn Thạc sĩ của kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Translate

Bài đăng Phổ biến