Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

Đất bùn phun trào ở Ninh Thuận

Sáng 18/3, tiến sĩ Phương cho biết, hiện tượng bùn phun trào tại cánh đồng thôn Suối Đá, xã Lợi Hải (Thuận Bắc, Ninh Thuận) có thể liên quan tới hoạt động núi lửa nhẹ, hoặc do các biến động trong lòng đất, lớp đất đá có độ chặt không lớn phía dưới sinh ra bùn nhão, theo các rãnh trào lên mặt đất.

Theo ông Phương, đây là hiện tượng bất thường, chưa từng ghi nhận ở Việt Nam. Với các dấu hiện hiện có, ông cho rằng chưa đủ để kết luận chính xác hoặc liên hệ với các hiện tượng phun trào khác trên thế giới.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này loại trừ mối liên hệ với dấu hiệu động đất do Ninh Thuận là khu vực có nền địa chất khá ổn định. Bùn phun lên có nhiệt độ bình thường chứng tỏ đây chỉ là hoạt động bề mặt, không phải ở địa tầng sâu.

"Với những dấu hiệu hiện tại, người dân không nên quá lo lắng, song cần tránh các hoạt động của con người ở gần khu vực bùn phun trào", ông Phương nói.



Bản đồ các vùng phát sinh động đất mạnh và phân vùng chấn động cực đại của Viện Vật lý địa cầu xếp toàn bộ tỉnh Ninh Thuận trong vùng chấn động cực đại (nếu có) chỉ cấp 6 theo thang MSK (tức là đa số người cảm thấy động đất, nhà cửa bị rung nhẹ, lớp vữa bị rạn). Ở đây cũng không có chấn tâm động đất nào từng ghi nhận.
Một ụ bùn phun trào trên cánh đồng ở Ninh Thuận. Ảnh: Sơn Ninh

Theo ông Hùng, hiện tượng trên có thể là do nứt gãy tầng địa chất nên bùn trào lên. Trước mắt, sở đang tiến hành quan trắc các điểm phun trào, theo dõi sát các hiện tượng liên quan xung quanh các điểm phun. Hiện chính quyền địa phương đã tổ chức bảo vệ các hố bùn phun trào, đặt biển cảnh báo không cho người và gia súc đến gần để tránh các sự cố.

Thử độ sâu của điểm phun

Theo người dân địa phương, hơn một tháng nay tại ruộng lúa ở thôn Suối Đá xảy ra hiện tượng đất bùn đùn lên khoảng 30cm so với mặt ruộng. Ban đầu là một vũng bùn nhỏ, nhưng sau đó xuất hiện nhiều vũng ở các nơi khác và lan rộng dần. Đến nay, tổng cộng đã có năm hố bùn, trong đó hố bùn lớn nhất có đường kính 2m.

Dùng ống nhựa cắm vào hố bùn để thử dò độ sâu - Ảnh: Anh Kiệt
Các hố bùn phun có màu xám tro, không có mùi gì đặc biệt, nhiệt độ bình thường. Xung quanh các điểm phun trào, đất nhão và có hiện tượng sụt lún, lan rộng dần. Người dân dùng ống nhựa cắm thử vào hố bùn thì đến độ sâu 6-7m là nặng tay không thể cắm xuống được nữa.

Trước đây rất nhiều năm, ngay tại đây cũng xuất hiện những điểm bùn phun giống như vậy, nhưng sau đó thì biến mất. Từ sau Tết Tân Mão, các điểm phun này lại xuất hiện, nhưng lần này thì nhiều điểm phun hơn và phun đất bùn lên nhanh hơn. Từ khi xuất hiện các điểm phun trào này, người dân đã bỏ hoang đất, không dám sản xuất vì sợ nguy hiểm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Translate

Bài đăng Phổ biến