Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

Dịch Bệnh Tay chân miệng tại Ninh Thuận

Đã diễn ra 10 ngày huy động tổng lực để chống dịch tay chân miệng tại tỉnh Ninh Thuận, các cơ quan chức năng đã chủ động giám sát, kiểm soát và khống chế bằng nhiều biện pháp tích cực ở từng giai đoạn dịch.
Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, các bệnh viện trong tỉnh rất khó kiểm soát toàn diện vì đa phần việc giữ vệ sinh trong gia đình cho trẻ chưa thực hiện tốt.
Khi trẻ em bị sốt, nhiều gia đình tự mua thuốc điều trị mà không đến cơ sở y tế ngay để chẩn đoán và điều trị kịp thời, nếu bệnh nhân nhập bệnh viện quá trễ có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tại, Ninh Thuận đang triển khai rất nhiều biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống dịch TCM đang hoành hành.
Chúng tôi đã khảo sát thực tế tại một số bệnh viện khu vực tỉnh Ninh Thuận và chứng kiến trong những ngày này bệnh nhi nhập viện khá đông, hầu hết các bệnh nhi mắc bệnh dưới 5 tuổi, nhập viện với trình trạng triệu chứng ban đầu là sốt, mẩn ngứa toàn thân.
Mỗi ngày các bệnh viện trong tỉnh tiếp nhận hàng trăm ca khám nhi, chúng tỏ tình trạng dịch bệnh TCM chưa được kiểm soát toàn diện.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Ninh Sơn xác nhân: Suốt 10 ngày nay, có ngày chúng tôi khám gầm trăm ca bệnh nhi sốt và mắc bệnh TCM. Bệnh viện đã bị quá tải, điều trị nội trú phải nằm 2 cháu 1 giường. Hầu hết các trẻ mắc bệnh nằm trong vùng các xã công bố dịch, nhiều nhất là xã Lâm sơn.
Một số bà con dân tộc ở huyện Bác Ái cũng đưa con đến khám và điều trị như: trường hợp của cháu Katơr Thị Linh 3tuổi ở xã Phước Bình, tuần trước cháu Linh nhập viện sốt cao, nổi mụt đã lở loét lan rộng cả người, nay bé đã vui cười vì các vết thương khô lành.
'Chúng tôi áp dụng phác đồ điều trị của bệnh viện và áp dụng đầy đủ quy trình các biện pháp phòng ngừa nên chưa có trường hợp nào tử vong' – ông Hải nói.
Tại Bệnh viện Ninh Thuận, chúng tôi gặp cậu bé Duy Thanh 3 tuổi nhập viện được 3 ngày nay, các vết chấm đỏ ở chân vẫn còn hiện rõ nhưng không lở loét vì đã nhập viện sớm.
Mẹ cháu Duy Thanh là chị Nguyễn Thị Lài (36 tuổi) ở phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm tâm sự: “Tôi ở trong Khoa Nhiễm bệnh viện này 3 ngày nay chứng kiến các bác sĩ làm việc rất có trách nhiệm. Hàng ngày khám cho thuốc và luôn nhắc nhở chúng tôi vệ sinh cho cháu sạch sẽ, thuốc điều trị uống vào thấy nhanh giảm. Tôi cũng thấy có “ông già Ô zon” đến thăm “xứt thuốc” cho các cháu nhỏ mắc bệnh nặng lở loét chân miệng. Ổng rất thương các cháu, đã đích thân làm vệ sinh và hướng dẫn người nhà “xứt thuốc”. Tôi thấy chỉ 1 ngày sau là vết lở khô lành'.
Trường hợp khác là cháu Chámlé Thị Zdánh (3 tuổi), con của chị Chamalé Thị Gánh (32 tuổi, ở xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc). Bé Zdánh nhập viện vì bệnh TCM đã được 7 ngày nhưng miệng và tay chân vẫn chưa hết lở loét.
Sau 3 ngày được “ông già Ô zôn” dùng dung dịch Anolyt lau rửa các vết loét trong miệng cũng như cho uống, chiều 13/11, bé và mẹ đã dạo chơi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Võ Đại - Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch TCM của tỉnh đã đi thăm các bệnh nhi, khảo sát thực tế việc TS Nguyễn Văn Khải điều trị bằng dung dịch Anolyt và công nhận hiệu quả của việc dùng Anlolyt để chữa bệnh TCM.
Tuy nhiên, ông Võ Đại cũng tâm sự thẳng thắn: “Vì Bộ Y tế đã có ý kiến không đồng ý cho TS Khải dùng dung dịch Anolyt để chữa bệnh TCM nên chúng tôi cũng đề nghị TS Khải thông cảm cho tỉnh”.
TS Khải làm việc với PCT tỉnh Ninh Thuận
BS Trần Phúc, Giám đốc BV Đa khoa Ninh Thuận xác nhận: “Qua theo dõi phương pháp điều trị của TS Khải, chúng tôi nhận thấy về cơ bản các triệu chứng ngoài da của các cháu đều có xu hướng giảm. Tuy nhiên, bệnh TCM không phải chỉ điều trị các triệu chứng ngoài da là có thể khỏi hẳn, bởi vì các vết lở loét và nổi mẩn chỉ là một trong nhiều triệu chứng của bệnh TCM, chúng tôi vẫn áp dụng phát đồ điều trị y khoa”.
Trước tình hình dịch bệnh, UBND tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo: “Huy động sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị, ưu tiên, huy động các nguồn lực của xã hội để chống dịch. Chủ động khống chế dịch TCM không để dịch lan rộng và kéo dài.".


Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Xuân Hòa - PCT Thường trực UBND tỉnh Ninh Thuận nói: Tôi đã mời TS Nguyễn Văn Khải dập dịch giúp dân, hôm nay ông ấy đã về tới Ninh Thuận. Diễn biến của dịch TCM tại Ninh Thuận hiện khá phức tạp. Thời điểm tôi ký công bố là dịch xảy ra tại 16 xã, phường, nhưng tới giờ các cơ sở báo lên thì có tới 54 xã, lại vừa có thêm một cháu qua đời.




Sau khi UBND tỉnh Ninh Thuận công bố dịch bệnh tay - chân - miệng (TCM) nhằm huy động các nguồn lực tập trung chống dịch vì bệnh dịch đang lan nhanh, những ngày qua số trẻ nhập viện tăng thêm so với trước đây...

"Vậy là tại tỉnh Ninh Thuận đã tăng thêm 1 cháu tử vong. Ở bệnh viện thì không còn đủ chỗ, có lúc 5 cháu phải nằm một giường. Tôi rất đau lòng...' - ông Hoà nói.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận, bệnh TCM đến hôm nay đã lan ra 54 xã, phường trên phạm vi 7/7 huyện và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và bệnh diễn biến rất phức tạp.
Kể từ lúc tỉnh công bố dịch TCM có 471 bệnh nhân mắc bệnh, đến ngày 10/11, trong toàn tỉnh bệnh nhân tăng lên con số 566 ca, chỉ trong vòng 7 ngày có thêm 1 trẻ tử vong.
Và con số trẻ em nhập viện hàng ngày tại bệnh viện tuyến tỉnh tăng theo từng giờ. Đến trưa 11/11, tại Phòng A3 khu cách ly bệnh TCM bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận có thêm 4 trẻ vừa nhập viện, hiện trong tình trạng tay- chân - miệng nổi mọng nước, sốt cao nằm mê man.




Bà Lê Thị Sáu và cháu bé Lê Gia Huy đang điều trị tại Khu cách ly Khoa Truyền Nhiễm

Chúng tôi gặp bà Lê Thị Sáu ở xã Phước Đồng, huyện Ninh Phước ngồi bên giường bệnh cháu ngoại là Lê Gia Huy (3 tuổi). Cháu Gia Huy nằm bất động, chân và miệng đang nổi mụn nước làm cháu không ăn uống được đã hai ngày nhập viện.
Bà Sáu nói: “Tui đi thay nuôi cháu từ hôm qua đến giờ, nhìn thấy cháu bệnh lo lắng sốt ruột mà không biết làm sao. Tui hỏi bác sĩ thì bác sĩ chỉ im lặng khám rồi đi. Bệnh viện có cho uống thuốc nhưng không thấy “xứt thuốc”.
Làm việc với bệnh viện, TS Khải đã hướng dẫn cho các điều dưỡng Khoa Nhi “Quy trình phòng chống dịch lở loét do bội nhiểm khuẩn”. TS Khải tiếp tục khẳng định lại những gì mà mình đã tuyên bố trên báo là sẽ dập được dịch tại Ninh Thuận bằng phương pháp dùng Anolyt và muối sạch bảo hòa trong nhiệt độ 400C.
Ông Khải khẳng định rằng: “Đây chỉ là bệnh bội nhiễm do lở loét chứ không phải bệnh TCM? Nếu chúng ta điều trị được viêm nhiễm thì chắc chắn sẽ không lẫn lộn. Cần phải gọi đúng tên bệnh của nó thì chúng ta mới có phác đồ điều trị hợp lý”.


Ts Nguyễn Văn Khải trao đổi biện pháp dập dich TCM với Khoa Nhi

Ông Lê Minh Định, Giám đốc Sở Y tế Ninh Thuận nhận xét: Số ca mắc bệnh TCM trên địa bàn tỉnh chủ yếu là ở trẻ em dưới 5 tuổi, đây là đối tượng chưa chủ động thực hiện được các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Dù ngành y tế tỉnh đã dốc sức tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền và phòng dịch cho người dân nhưng sự phát triển nhanh của dịch bệnh đã vượt quá dự báo ban đầu và khả năng kiểm soát của ngành y tế địa phương.
Tình hình dịch bệnh TCM ở Ninh Thuận đang lan nhanh, UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu ngành y tế phải khẩn trương phối hợp với các ban, ngành, địa phương bằng mọi cách phải dập dịch trong tháng 12 tới.
'Tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để TS Khải giúp dân Ninh Thuận; đồng thời trích kinh phí địa phương cho các cơ sở y tế bổ sung tân dược đặc trị Gamma Globuline để điều trị bệnh có hiệu quả' - ông Định nói.

Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 471 trường hợp mắc tay chân miệng, 03 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2010 tăng 23,7 lần. Bệnh xuất hiện ở 54/65 xã, phường trên phạm vi 7/7 huyện, thành phố. Đây là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B, lây truyền qua đường tiêu hóa theo phương thức phân-miệng; là bệnh lây truyền nhanh và có khả năng gây tử vong.

Ngày 04/11/2011, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã ký Quyết định số 2478/QD-UBND công bố dịch Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Võ Tấn
Nguồn:  
Sự đau đớn ở tỉnh đầu tiên công bố dịch
'Vì Bộ Y tế, đề nghị TS Khải thông cảm!'

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Translate

Bài đăng Phổ biến