Tạp chí y khoa của Anh, British Medical Journal số ra ngày 15/03/2012 đăng lại một công trình nghiên cứu của trường đại học Harvard. Theo đó, ăn nhiều gạo trắng làm tăng rủi ro bị bệnh tiểu đường.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu tại trường Y tế công cộng Harvard ở Boston tổng hợp lại bốn nghiên cứu trước đó về mối liên hệ giữa việc ăn gạo trắng và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 được thực hiện ở các nước châu Á (Trung Quốc và Nhật Bản) và hai ở phương Tây (Mỹ và Úc). Họ muốn xem liệu những người Châu Á có xu hướng ăn nhiều gạo trắng hơn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn không?
Các nghiên cứu này được tiến hành ở 350.000 người trong khoảng thời gian từ 4 đến 22 năm. Lúc tham gia nghiên cứu, họ chưa bị tiểu đường. Sau khoảng thời gian trên, hơn 13.000 người đã mắc bệnh tiểu đường type 2. Những người mắc bệnh đã thường xuyên ăn gạo trắng. Trong những nghiên cứu thực hiện ở Trung Quốc và Nhật Bản, những người ăn nhiều gạo nhất có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn 55% so với những người ăn ít gạo trắng. Ở Mỹ và Úc, nguy cơ này là 12% do người dân ở đây ăn ít gạo hơn. Người châu Á ăn 4 phần gạo mỗi ngày, người phương Tây chỉ ăn khoảng 2 phần mỗi tuần. Gạo trắng có chỉ số đường huyết (GI) cao. Bữa ăn có chỉ số GI cao có mối liên hệ với nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Trong khi đó, thay 1/3 khẩu phần gạo trắng vào gạo nâu sẽ giảm nguy cơ này khoảng 16%.
Kết quả cho thấy có 10.507 đối tượng thuộc nhóm sử dụng nhiều sản phẩm gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống, được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường týp 2. TS. Qi Sun, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học Harvard cùng các cộng sự cho biết: ngoài các yếu tố như môi trường sống, bệnh sử thì chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chẩn đoán ở các bệnh nhân tiểu đường, những người ăn gạo trắng và các sản phẩm ngũ cốc đã qua nhiều công đoạn tinh chế ít nhất 5 lần/tuần thì nguy cơ mắc tiểu đường tăng 17%. TS. Qi Sun cho biết thêm: gạo nâu và bột ngũ cốc nguyên chất có thể giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường do chúng có khả năng ổn định lượng đường trong máu và tạo điều kiện cho insulin hoạt động một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Các tác giả cũng lưu ý rằng nghiên cứu trên vẫn còn một số hạn chế như chưa tính đến các loại thức ăn khác mà những người tham gia nghiên cứu ăn ngoài gạo trắng.
RFI phỏng vấn giáo sư Y khoa Nguyễn Văn Tuấn giảng dạy tại đại học Garvan - New South Wales, Úc:
Theo giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, công trình nghiên cứu của đại học Harvard về rủi ro ăn nhiều gạo trắng gây tiểu đường thiếu tính chính xác vì không tách rời được những yếu tố "nhiễu". Tuy nhiên, luận điểm "gạo nâu" tốt hơn "gạo trắng" là hoàn toàn có cơ sở.
Sau đây là cuộc nói chuyện đó:
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu tại trường Y tế công cộng Harvard ở Boston tổng hợp lại bốn nghiên cứu trước đó về mối liên hệ giữa việc ăn gạo trắng và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 được thực hiện ở các nước châu Á (Trung Quốc và Nhật Bản) và hai ở phương Tây (Mỹ và Úc). Họ muốn xem liệu những người Châu Á có xu hướng ăn nhiều gạo trắng hơn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn không?
Các nghiên cứu này được tiến hành ở 350.000 người trong khoảng thời gian từ 4 đến 22 năm. Lúc tham gia nghiên cứu, họ chưa bị tiểu đường. Sau khoảng thời gian trên, hơn 13.000 người đã mắc bệnh tiểu đường type 2. Những người mắc bệnh đã thường xuyên ăn gạo trắng. Trong những nghiên cứu thực hiện ở Trung Quốc và Nhật Bản, những người ăn nhiều gạo nhất có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn 55% so với những người ăn ít gạo trắng. Ở Mỹ và Úc, nguy cơ này là 12% do người dân ở đây ăn ít gạo hơn. Người châu Á ăn 4 phần gạo mỗi ngày, người phương Tây chỉ ăn khoảng 2 phần mỗi tuần. Gạo trắng có chỉ số đường huyết (GI) cao. Bữa ăn có chỉ số GI cao có mối liên hệ với nguy cơ mắc tiểu đường type 2. Trong khi đó, thay 1/3 khẩu phần gạo trắng vào gạo nâu sẽ giảm nguy cơ này khoảng 16%.
Kết quả cho thấy có 10.507 đối tượng thuộc nhóm sử dụng nhiều sản phẩm gạo trắng, bánh mì trắng, mì ống, được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường týp 2. TS. Qi Sun, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Trường đại học Harvard cùng các cộng sự cho biết: ngoài các yếu tố như môi trường sống, bệnh sử thì chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chẩn đoán ở các bệnh nhân tiểu đường, những người ăn gạo trắng và các sản phẩm ngũ cốc đã qua nhiều công đoạn tinh chế ít nhất 5 lần/tuần thì nguy cơ mắc tiểu đường tăng 17%. TS. Qi Sun cho biết thêm: gạo nâu và bột ngũ cốc nguyên chất có thể giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường do chúng có khả năng ổn định lượng đường trong máu và tạo điều kiện cho insulin hoạt động một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Các tác giả cũng lưu ý rằng nghiên cứu trên vẫn còn một số hạn chế như chưa tính đến các loại thức ăn khác mà những người tham gia nghiên cứu ăn ngoài gạo trắng.
RFI phỏng vấn giáo sư Y khoa Nguyễn Văn Tuấn giảng dạy tại đại học Garvan - New South Wales, Úc:
Theo giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, công trình nghiên cứu của đại học Harvard về rủi ro ăn nhiều gạo trắng gây tiểu đường thiếu tính chính xác vì không tách rời được những yếu tố "nhiễu". Tuy nhiên, luận điểm "gạo nâu" tốt hơn "gạo trắng" là hoàn toàn có cơ sở.
Sau đây là cuộc nói chuyện đó:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét