Ngất là một chứng thường gặp, đặc biệt ở tuổi thanh thiếu niên. Tỷ lệ bệnh mắc mới tùy thuộc vào dân số được nghiên cứu, biến đổi từ 1% đến 20%. Phần lớn nguyên nhân là ngất do tụt huyết áp (vasodepressor syncope), cũng thường gọi là ngất thần kinh phế vị (vasovagal) hoặc ngất tim qua trung gian thần kinh, chiếm khoảng 50% mọi cơn ngất ở trẻ em. Ngất do tụt huyết áp có thể là sự cảnh báo khi nó kết hợp với giai đoạn bất tâm thu (asystole) hoặc cơn động kinh.
Hình thức điều trị ban đầu thường là dùng thuốc. Những thuốc khác nhau có thể gây những tác dụng ngoại ý và tốn kém. Một liệu pháp thay thế là gia tăng lượng nước uớng. Mục đích nghiên cứu này là xác định hiệu quả của liệu pháp uống nước duy trì ở những bệnh nhân (BN) bị ngất do tụt huyết áp và khảo sát giá trị tiên đoán của đáp ứng truyền dịch tĩnh mạch trong test bàn nghiêng (tilt table test) lặp lại theo kết quả lâm sàng.
Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu thuần tập
Phương pháp: 58 BN với test bàn nghiêng dương tính được điều trị bằng nước uống trong thời gian từ giữa tháng 4 năm 1991 đến tháng 3 năm 1996.
Test bàn nghiêng: Thực hiện test vào buổi sáng ngay khi ngủ dậy. BN được đặt nằm trên bàn nghiêng sau khi nằm ngửa trong 2 giờ trước khi làm test. Nâng đầu cao 70o cho đến khi kết quả dương tính hoặc để tối đa 20 phút. Kết quả dương tính được định nghĩa là có biểu hiện ngất hay tiền ngất, kết hợp với giảm - 50% huyết áp động mạch trung bình hoặc nhịp tim. Những bệnh nhân có test dương tính được truyền tĩnh mạch 1lít dung dịch muối đẳng trương và sau đó làm lại test theo cùng phương thức.
Liệu pháp uống nước: Một liệu trình đặc biệt uống nước cho những BN có bệnh sử bị ngất do tụt huyết áp và BN có test bàn nghiêng dương tính, bao gồm:
(1) Bắt đầu từ buổi sáng, cho BN uống nước mỗi ngày một lượng tối thiểu là 64 oz (1920 ml), tương đương nhu cầu hằng ngày của người nặng 40 kg.
(2) Nước uống không có café để tránh tiểu nhiều.
(3) BN được hướng dẫn sử dụng để cho nước tiểu không màu và tránh bị khát.
(4) Cho phép ăn mặn nhẹ nhưng không nhiều.
(5) Hướng dẫn được gởi tới trường để cho phép các em mang theo nước và đi vệ sinh.
(6) BN và cha mẹ BN được hướng dẫn để thông báo cho phòng khám về bất cứ cơn ngất tái phát nào.
Can thiệp và đo đạc chính: Các BN với test bàn nghiêng dương tính được truyền tĩnh mạch liều bolus muối đẳng trương. Những người có đáp ứng là người sau khi làm lại test bàn nghiêng thì có kết quả âm tính. BN được dùng theo liệu trình uống nước như trên. Dữ liệu thu thập từ các bệnh án và thăm dò qua thư.
Kết quả: Trong số 58 BN áp dụng liệu pháp uống nước, có 90% không bị ngất tái phát. Qua test bàn nghiêng, độ giảm trung bình của huyết áp động mạch trung bình có triệu chứng thấp hơn sau khi truyền dịch tĩnh mạch. Nhịp tim giảm sau test ban đầu và tăng lại sau khi cho dùng liều bolus tĩnh mạch. Ở những BN không đáp ứng, triệu chứng xảy ra chậm hơn trong test bàn nghiêng (có ý nghĩa thống kê) khi dùng liệu pháp uống nước. Việc đáp ứng với liều bolus truyền tĩnh mạch có giá trị dự đoán dương tính là 92% và giá trị dự đoán âm tính là 11%.
Kết luận: Dữ liệu trên cho thấy liệu pháp uống nước là một trị liệu có hiệu quả đối với ngất do tụt huyết áp. Ðáp ứng liều bolus qua test bàn nghiêng có giá trị tiên đoán dương tính cao, nhưng đối với liệu pháp uống nước thì sự đáp ứng có giá trị tiên đoán âm tính thấp. Các tác giả đã đề nghị áp dụng liệu pháp uống nước như là một sự can thiệp ban đầu và để dành nghiệm pháp bàn nghiêng khi thất bại liệu pháp uống nước.
Theo Arch Pediatr Adolesc Med 1998;152:165-8
Oral fluid therapy: A promising treatment for vasodepressor syncope
BS. LÊ THIỆN ANH TUẤN
Hình thức điều trị ban đầu thường là dùng thuốc. Những thuốc khác nhau có thể gây những tác dụng ngoại ý và tốn kém. Một liệu pháp thay thế là gia tăng lượng nước uớng. Mục đích nghiên cứu này là xác định hiệu quả của liệu pháp uống nước duy trì ở những bệnh nhân (BN) bị ngất do tụt huyết áp và khảo sát giá trị tiên đoán của đáp ứng truyền dịch tĩnh mạch trong test bàn nghiêng (tilt table test) lặp lại theo kết quả lâm sàng.
Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu thuần tập
Phương pháp: 58 BN với test bàn nghiêng dương tính được điều trị bằng nước uống trong thời gian từ giữa tháng 4 năm 1991 đến tháng 3 năm 1996.
Test bàn nghiêng: Thực hiện test vào buổi sáng ngay khi ngủ dậy. BN được đặt nằm trên bàn nghiêng sau khi nằm ngửa trong 2 giờ trước khi làm test. Nâng đầu cao 70o cho đến khi kết quả dương tính hoặc để tối đa 20 phút. Kết quả dương tính được định nghĩa là có biểu hiện ngất hay tiền ngất, kết hợp với giảm - 50% huyết áp động mạch trung bình hoặc nhịp tim. Những bệnh nhân có test dương tính được truyền tĩnh mạch 1lít dung dịch muối đẳng trương và sau đó làm lại test theo cùng phương thức.
Liệu pháp uống nước: Một liệu trình đặc biệt uống nước cho những BN có bệnh sử bị ngất do tụt huyết áp và BN có test bàn nghiêng dương tính, bao gồm:
(1) Bắt đầu từ buổi sáng, cho BN uống nước mỗi ngày một lượng tối thiểu là 64 oz (1920 ml), tương đương nhu cầu hằng ngày của người nặng 40 kg.
(2) Nước uống không có café để tránh tiểu nhiều.
(3) BN được hướng dẫn sử dụng để cho nước tiểu không màu và tránh bị khát.
(4) Cho phép ăn mặn nhẹ nhưng không nhiều.
(5) Hướng dẫn được gởi tới trường để cho phép các em mang theo nước và đi vệ sinh.
(6) BN và cha mẹ BN được hướng dẫn để thông báo cho phòng khám về bất cứ cơn ngất tái phát nào.
Can thiệp và đo đạc chính: Các BN với test bàn nghiêng dương tính được truyền tĩnh mạch liều bolus muối đẳng trương. Những người có đáp ứng là người sau khi làm lại test bàn nghiêng thì có kết quả âm tính. BN được dùng theo liệu trình uống nước như trên. Dữ liệu thu thập từ các bệnh án và thăm dò qua thư.
Kết quả: Trong số 58 BN áp dụng liệu pháp uống nước, có 90% không bị ngất tái phát. Qua test bàn nghiêng, độ giảm trung bình của huyết áp động mạch trung bình có triệu chứng thấp hơn sau khi truyền dịch tĩnh mạch. Nhịp tim giảm sau test ban đầu và tăng lại sau khi cho dùng liều bolus tĩnh mạch. Ở những BN không đáp ứng, triệu chứng xảy ra chậm hơn trong test bàn nghiêng (có ý nghĩa thống kê) khi dùng liệu pháp uống nước. Việc đáp ứng với liều bolus truyền tĩnh mạch có giá trị dự đoán dương tính là 92% và giá trị dự đoán âm tính là 11%.
Kết luận: Dữ liệu trên cho thấy liệu pháp uống nước là một trị liệu có hiệu quả đối với ngất do tụt huyết áp. Ðáp ứng liều bolus qua test bàn nghiêng có giá trị tiên đoán dương tính cao, nhưng đối với liệu pháp uống nước thì sự đáp ứng có giá trị tiên đoán âm tính thấp. Các tác giả đã đề nghị áp dụng liệu pháp uống nước như là một sự can thiệp ban đầu và để dành nghiệm pháp bàn nghiêng khi thất bại liệu pháp uống nước.
Theo Arch Pediatr Adolesc Med 1998;152:165-8
Oral fluid therapy: A promising treatment for vasodepressor syncope
BS. LÊ THIỆN ANH TUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét