Nguyễn Tôn Kinh Thi *, Lê Hoàng Ninh **
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là
yếu tố nguy cơ tim mạch rất phổ biến và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong và mắc bệnh trên toàn cầu. Tỷ lệ người THA ở Việt Nam gần đây có xu hướng tăng nhanh.
Ở Việt Nam, phòng chống bệnh THA đã được chính phủ đưa vào chương trình mục
tiêu quốc gia. Tuy nhiên, tình hình THA
trong ngành giao thông vẫn chưa được khảo sát, đánh giá.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc THA của cán bộ - công nhân viên Trung tâm Cơ khí
Toa xe (TTCKTX) Tháp
Chàm, mối liên quan giữa THA với các đặc trưng và
các hành vi nguy cơ; xác định tỷ lệ những người biết mình THA và được điều trị
THA ở cán bộ - công nhân viên TTCKTX Tháp Chàm hiện mắc THA.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả toàn bộ mẫu là CB-CNV đang làm việc, công tác tại TTCKTX Tháp Chàm trong năm 2011
Kết quả: Tỷ lệ THA chung của CB-CNV TTCKTX Tháp Chàm là 32,0%, trong đó nam chiếm
tỷ lệ 37,7% cao hơn nữ có tỷ lệ là 15,4%. Tỷ lệ THA tăng cao ở nam giới, người
béo phì và uống rượu. Ở những CB-CNV TTCKTX Tháp Chàm bị THA, các hành vi nguy
cơ có tỷ lệ khá cao, tỷ lệ CB-CNV biết bị THA và điều trị THA là 44,8%.
Kết luận: Cần tăng cường công tác truyền thông dưới nhiều hình thức nhằm trao đổi,
cung cấp kiến thức và giúp nâng cao nhận thức của CB-CNV trong ngành về dự
phòng và kiểm soát bệnh THA.
Từ khóa: Tăng huyết áp, Hành vi nguy cơ, CB-CNV,
TTCKTX Tháp Chàm,
ABSTRACT
PREVALENCE OF
HYPERTENSION AND BEHAVIOURAL RISK FACTORS
OF PERSONNEL OF THAPCHAM RAILROAD WAGON
MECHANICAL CENTER
Nguyen Ton Kinh Thi*, Lê Hoàng Ninh**
Background: Hypertension (HT) is a
common risk factor for cardiovascular disease and also the top-ranking cause of global deaths
and diseases. Recently, the prevalence of HT in Vietnam tended to increase rapidly.
In Vietnam,
the National Targeted Programme for Hypertension Prevention and Control has
been approved by the Prime Minister. However, hypertensive situation of the
transport employees has not been investigated and evaluated.
Objectives: To identify the
prevalence of hypertension in personnel of Thap Cham Railroad Wagon Mechanic
Center, and the relationships between the HT and behavioral risk factors; To
identify the prevalence of hypertensives who know themselves and treated
hypertension among personnel of Thap Cham Railroad Wagon Mechanic Center.
Method: Cross-sectional description, sampling
the entire of 153 personnel of Thap
Cham Railroad
Wagon Mechanic
Center in 2011.
Results: The overall prevalence
of HT in personnel of Thap
Cham Railroad
Wagon Mechanic
Center was 32.0% (37.7%
in men and 15.41% in women). The rate of HT increased in men, and in personnel
who were obesity and alcohol abuse. The
risk behaviors in hypertensives make up a high rate, the proportions of
hypertensives aware, treated and controlled were low (44.8%).
Conclusion: Need to increase
communication in various forms to provide knowledge and help raise the awareness
of personnel in HT prevention and
control .
Keywords: Hypertension; Behavioral
risk factors ; Personnel; ; Thap
Cham Railroad
Wagon Mechanical
Center;
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là
yếu tố nguy cơ tim mạch rất phổ biến và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
và mắc bệnh trên toàn cầu(14). Một nghiên
cứu quan sát bệnh nhân nhập viện do Hội chứng động mạch vành cấp trong năm
2008-2009 ở Việt Nam cho thấy yếu tố nguy cơ tim mạch của THA chiếm đến 65%(7). THA ảnh hưởng đến các
nước trên tất cả các nhóm thu nhập cao, trung bình và thấp(13). Chi phí
điều trị THA hàng năm cho mỗi người THA tại Hoa Kỳ là 1.598 USD. Chi phí tăng
gấp đôi nếu điều trị để giảm các yếu tố nguy cơ(1).
Từ năm 1960 đến năm 1992, tỷ
lệ người THA ở Việt Nam đã tăng lên hơn 11 lần. Theo
một điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn từ 25 tuổi trở
lên tại 8 tỉnh và thành phố của Việt Nam năm 2008 thì tỷ lệ THA đã tăng lên đến
25,1%(8). Phòng chống bệnh THA đã được Chính phủ Việt Nam đưa vào
chương trình mục tiêu quốc gia và đã được triển khai trên 63 tỉnh/thành về mô
hình dự phòng và quản lý bệnh THA tại cộng đồng. Năm 2006, trong một nghiên cứu để xây dựng tiêu chuẩn
sức khỏe nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu có ghi nhận tỷ lệ THA
là 19,9%. Từ đó đến nay chưa có báo cáo nào về tỷ lệ THA của các đơn vị trong
ngành đường sắt. Đề tài này là bước đầu thực hiện công việc này trên một đơn vị
thuộc ngành đường sắt và do Bệnh viện
GTVT Tháp Chàm quản lý - đó là Trung tâm Cơ khí Toa xe (TTCKTX) Tháp Chàm.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ hiện mắc THA của cán bộ - công nhân viên (CB-CNV)
TTCKTX Tháp Chàm
Xác định mối liên quan giữa THA và các đặc trưng: giới
tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, học vấn, béo phì
Xác định mối liên quan giữa THA và các hành vi nguy cơ:
ăn mặn, hoạt động TDTT, hút thuốc lá, uống rượu, bia, uống cà phê.
Xác định tỷ lệ
những người biết mình THA và được điều trị THA ở CB-CNV TTCKTX Tháp Chàm hiện
mắc THA.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang toàn bộ mẫu
Đối tượng nghiên cứu
Dân số chọn mẫu Tất cả CB-CNV TTCKTX Tháp Chàm năm 2011
< span style="mso-bookmark: _Toc327887546;">Tiêu chí đưa vào
< span style="mso-bookmark: _Toc327887547;">Tiêu chí loại ra
CB-CNV TTCKTX Tháp Chàm không đồng ý tham gia nghiên
cứu, hoặc khi nằm trong diện phải đo huyết áp (HA) lại thì không thực hiện.
< span style="mso-bookmark: _Toc327887550;">Phương pháp thu thập dữ liệu
CB-CNV được phát bộ câu hỏi tự điền. Khi khám sức khỏe,
cộng tác viên đo, ghi nhận phần số liệu và trực tiếp điền vào giấy, đồng thời
kiểm tra, phỏng vấn hoàn thiện theo bộ câu hỏi.
Huyết áp được đo ở cả hai tay theo “Quy trình đo huyết áp
đúng” ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của
Bộ trưởng Bộ Y tế.
Một số định nghĩa dùng trong nghiên cứu
Tăng huyết
áp khi một trong hai tay có chỉ số HA tâm
thu ≥ 140mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg. Ăn mặn là khi đối tượng có ăn mặn hơn trong gia đình/bạn bè
và/hoặc thường thêm nước mắm/nước chấm khi ăn. BMI Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế thế giới, ở Châu Á, BMI ≥
25kg/m2 được coi là béo phì(12), (13). Chỉ số
phân độ BMI không phân biệt giữa nam và nữ. Hút thuốc tính trong 6 tháng trở lại. Uống rượu, bia tính trong vòng 12 tháng qua.
Xử lý và phân tích dữ liệu nhập liệu bằng Epidata 3.1, xử lý bằng Stata 11.1.
Dùng phương pháp thống kê mô tả để ghi nhận các tần suất,
tỷ lệ phần trăm. Mức độ kết hợp được ước lượng với tỷ số tỷ lệ hiện mắc PR.
< b style="mso-bidi-font-weight: normal;">KẾT QUÀ VÀ
BÀN LUẬN
Những
đặc tính chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Các đặc điểm về dân số xã hội của
đối tượng nghiên cứu (n = 153)
Đặc tính
|
Tần số
|
Tỷ lệ %
|
|
Giới tính
|
Nam
|
114
|
74,5
|
Nữ
|
39
|
25,5
|
|
Nhóm tuổi
|
18 – 25 tuổi
|
6
|
3,9
|
25 – 34 tuổi
|
23
|
15,1
|
|
34 – 44 tuổi
|
36
|
23,5
|
|
45 – 54 tuổi
|
86
|
56,2
|
|
54 – 60 tuổi
|
2
|
1,3
|
|
Học vấn
|
Cấp 1
|
2
|
1,3
|
Cấp 2
|
14
|
9,2
|
|
Cấp 3
|
121
|
79,6
|
|
Nhóm nghề nghiệp
|
Quản lý và Văn phòng
|
30
|
19,6
|
Công nhân lao động nặng
|
35
|
22,9
|
|
Công nhân lao động tiếng ồn
|
78
|
51,0
|
|
CN khác
|
10
|
6,5
|
|
Dân tộc
|
Kinh
|
148
|
96,7
|
Tôn giáo
|
Không
|
143
|
93,4
|
Hôn nhân
|
Kết hôn
|
141
|
92,2
|
Mẫu
nghiên cứu gồm có 153 người, trong đó 74,5% là nam giới. Độ tuổi phổ biến là
25-54 tuổi và chủ yếu đã kết hôn (92,2%). Hầu hết là dân tộc Kinh và không Tôn
giáo. Đa số có trình độ cấp 3 (97,6%). Nhóm quản lý và văn phòng chiếm 19,6%,
còn lại đa số là công nhân làm việc trong môi trường nặng nhọc và tiếng ồn
(73,9%). Mẫu có đặc điểm chung của các đơn vị lao động
nặng. Kết quả có tính ứng dụng cao cho các đơn vị, doanh nghiệp quản lý số đông
người lao động, nhất là lao động nặng.
Tỷ
lệ hiện mắc THA và sự phân bố theo các đặc trưng
|
Hình 1: Tỷ lệ hiện mắc THA của CB-CNV TTCKTX Tháp Chàm
|
Bảng 2: Mối liên quan giữa THA và các đặc trưng về dân số, xã hội
Đặc trưng
|
THA
|
Tỷ lệ % THA
|
PR
(KTC 95%)
|
p
|
||
Có
|
Không
|
|||||
Giới tính
|
Nam
|
43
|
71
|
37,7
|
||
Nữ
|
6
|
33
|
15,4
|
2,5 (1,1-5,3)
|
< 0,01
|
|
Nhóm tuổi
|
18-34
|
7
|
22
|
24,1
|
||
35-44
|
12
|
24
|
33,3
|
1,38 (0,6-3,1)
|
0,427
|
|
45-60
|
30
|
58
|
34,1
|
1,41 (0,7-2,9)
|
0,341
|
|
Nhóm nghề
|
Quản lý
và Văn phòng
|
11
|
19
|
36,7
|
||
Công
nhân lao động nặng
|
9
|
26
|
25,7
|
0,70 (0,3-1,5)
|
0,345
|
|
Công
nhân lao động tiếng ồn
|
25
|
53
|
32,1
|
0,68 (0,4-1,3)
|
0,224
|
|
CN khác
|
4
|
6
|
40,0
|
0,91 (0,4-2,1)
|
0,833
|
|
Học vấn
|
Cấp 1 & 2
|
7
|
9
|
43,8
|
||
Cấp 3
|
36
|
85
|
29,8
|
0,87 (0,5-1,6)
|
0,645
|
|
Đại học
|
6
|
9
|
40,0
|
1,09 (0,5-2,7)
|
0,849
|
|
BMI
|
< 25kg/m2
|
41
|
98
|
29,5
|
||
≥ 25kg/m2
|
8
|
6
|
57,1
|
2,83 (1,0-7,7)
|
0,035
|
Tỷ lệ THA của CB-CNV TTCKTX Tháp Chàm là 32%
(KTC 95%: 24,7-40,0), trong đó, nam là 37,7%,
cao hơn nữ là 15,4%. Tỷ lệ THA là 32% có độ tin cậy cao vì phương pháp chọn mẫu
là lấy trọn mẫu và sai lệch đo huyết áp đã được điều chỉnh trước qua việc kiểm
định máy đo HA và tập huấn lại cho điều dưỡng đo HA. Hiện nay, các nghiên cứu
tại Việt Nam được công bố hiếm có tỷ lệ THA nào được ghi nhận là trên 30%.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn và
cộng sự năm 2001-2002 tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam ghi nhận tỷ lệ THA cao
nhất là tại thành phố Vinh, chiếm 31,9%(6). Khi so
sánh với các nghiên cứu khác có một số đặc điểm tương đồng như của Phạm Văn
Hùng (2006) trên 4.017 nhân viên đường sắt phục vụ chạy tàu (THA: 19,9%)(5), Nguyễn Doãn Thành, Lê Hoàng Ninh và cs (2008)(4) ở 308
công nhân Nhà máy Bia Sài Gòn (THA: 16,0%) hay Trần Văn Hương (2012)(11) trên 872 người tại huyện Ninh Hải, Ninh Thuận
(15,1%) thì tỷ lệ THA ở nghiên cứu này cũng cao hơn hẳn (p<0,001).
Tỷ lệ THA ở nam giới cao hơn nữ giới 2,45 lần (KTC95%:1,13-5,31).
So với nhiều nghiên cứu tại Việt Nam thì tỷ lệ THA ở nữ giới của nghiên cứu này
là không có sự khác biệt. Tuy nhiên, tỷ lệ THA ở nam CB-CNV TTCKTX Tháp Chàm
cao hơn nhiều nghiên cứu khác ở Việt Nam(2), (6), (8), (9) và có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001). Như vậy, tỷ lệ THA chung của CB-CNV TTCKTX Tháp
Chàm cao hơn các nghiên cứu khác do tỷ lệ THA ở nam giới cao.
Tỷ lệ THA tăng dần theo nhóm tuổi như các nghiên cứu
khác, nhưng nhóm tuổi 25-44 có tỷ lệ THA khá cao là ≥ 30%, gấp hơn 3 lần so với
các nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (2006)(12), gấp 5
lần với nghiên cứu tại Tp Hồ Chí Minh (2005)(10) và Hoa kỳ(3).
Nhóm học vấn cấp 3 có tỷ lệ THA thấp nhất là 29,8%. Tương
tự, tỷ lệ THA thấp nhất ở nhóm công nhân lao động nặng nhọc với 25,7%. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa THA với trình độ
học vấn và yếu tố nghề nghiệp (p >
0,05) .
Tỷ lệ THA ở người béo phì (BMI ≥ 25kg/m2) trên
nghiên cứu này là 57,1%, cao gấp 2,83 lần so với tỷ lệ THA ở nhóm không béo phì
(KTC 95% 1,04-7,71), có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Như vậy béo phì thật
sự là một yếu tố cảnh báo mạnh của nguy cơ THA ngay cả khi xếp loại BMI của
người lao động nặng như người lao động bình thường.
THA và các hành vi nguy cơ
Bảng 3: Mối liên quan giữa THA và các hành vi nguy cơ (n=152)
Hành vi
|
THA
|
Tỷ lệ % THA
|
PR
(KTC 95%)
|
p
|
||
Có
|
Không
|
|||||
Ăn
mặn
|
Có
|
17
|
27
|
38,6
|
1,32 (0,80-2,19)
|
0,28
|
Không
|
32
|
76
|
29,6
|
|||
TDTT
|
Có
|
31
|
55
|
36,1
|
||
Không
|
18
|
49
|
27,3
|
1,18 (0,90-1,57)
|
0,25
|
|
Hút
thuốc
pexact = 0,63
|
Không
|
24
|
58
|
29,3
|
||
Thỉnh thoảng
|
12
|
29
|
29,3
|
1,07 (0,61-1,88)
|
0,81
|
|
< 10 điếu/ngày
|
5
|
6
|
45,5
|
1,57 (0,76-3,27)
|
0,23
|
|
10-20 điếu/ngày
|
4
|
7
|
36,4
|
1,25 (0,53-2,95)
|
0,60
|
|
> 20 điếu/ngày
|
3
|
3
|
50,0
|
1,73 (0,72-4,13)
|
0,22
|
|
Uống rượu
pexact = 0,03
|
Không
|
23
|
61
|
27,4
|
1,48 (1,1-2,0)
|
0,01
|
Thỉnh thoảng
|
21
|
42
|
33,3
|
|||
< 1 xị/ngày
|
4
|
1
|
80,0
|
|||
> 1 xị/ngày
|
1
|
0
|
100
|
|||
Uống bia
pexact = 0,065
|
Không
|
14
|
45
|
23,7
|
1,36 (1,1-1,7)
|
< 0,05
|
Thỉnh thoảng
|
28
|
54
|
34,1
|
|||
< 3 lon /ngày
|
2
|
3
|
40,0
|
|||
3-5 lon/ngày
|
4
|
1
|
80,0
|
|||
> 5 lon /ngày
|
1
|
1
|
50,0
|
|||
Uống cà phê
pexact = 0,12
|
Không
|
13
|
38
|
25,5
|
1,25 (1,0-1,5)
|
< 0,05
|
Thỉnh thoảng
|
26
|
52
|
33,3
|
|||
< 1 ly/ngày
|
2
|
8
|
20,0
|
|||
1-2 ly/ngày
|
6
|
6
|
50,0
|
|||
> 2 ly/ngày
|
2
|
0
|
100
|
Sự liên quan giữa THA và ăn mặn không có ý nghĩa thống kê
(p = 0,28). Có thế do Ninh Thuận là tỉnh nắng nóng và có độ khô hạn cao, ăn mặn
là thói quen hầu hết của những người dân ở đây. Vì vậy, việc xác định ăn mặn
tại nghiên cứu này chỉ có tính tương đối.
Vận động thể lực thường xuyên là một hành vi tốt đối với
người bệnh THA đồng thời cũng là yếu tố giảm nguy cơ THA. Tỷ lệ THA ở những
người có TDTT là 36%, cao hơn 1,18 lần ở người không TDTT. Kết quả trái ngược
này có thể do đa số các đối tượng nghiên cứu là công nhân lao động tay chân nên
đã có hoạt động thể lực thường xuyên và do đó sự khác biệt này không chính xác.
Hơn nữa, đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả, không thể xác định nhân quả
giữa THA và TDTT. Có thể một số những người biết hoặc nghi ngờ mình có bệnh THA
nên tham gia hoạt động TDTT chứ không phải hoạt động TDTT gây THA.
Không tìm thấy mối liên quan giữa THA và hút thuốc.
Ở nhóm uống rượu có tỷ lệ THA bằng 37,7%, gấp 1,48 (KTC
95%: 1,10-2,00) lần so với nhóm không uống rượu (p = 0,01) và có khuynh hướng
tăng theo mức độ uống rượu. Tương tự như uống rượu, tỷ lệ uống bia ở CB-CNV
TTCKTX Tháp Chàm còn cao hơn với tỷ lệ 61,8%. Tỷ lệ THA ở những người uống bia
là 37,2%, bằng 1,36 lần (KTC 95%: 1,10-1,67) so với nhóm không uống. Lạm dụng
rượu, bia là hành vi nguy cơ cao của THA, nhưng điều đáng lo ngại là hiện nay
tình trạng này khá phổ biến trong CB-CNV nhà nước.
Uống cà phê là một thói quen của nhiều người dân Ninh
Thuận. Người Ninh Thuận thường uống cà phê đậm đặc hơn nhiều vùng khác. Ở nghiên
cứu này ghi nhận được những người uống cà phê có tỷ lệ THA là 35,3%, cao hơn
những người không uống cà phê 1,25 lần (KTC 95%: 1,10-1,67). Tuy nhiên, mối
liên quan này không có ý nghĩa thống kê.
Tỷ lệ các hành vi nguy cơ của những CB-CNV TTCKTX Tháp Chàm bị THA
Bảng 4: Mô tả tỷ lệ các hành vi nguy cơ trên nhóm hiện mắc THA (n=49)
Đặc
trưng
|
THA
|
||
n
|
%
|
||
Hút thuốc lá
|
Không
|
24
|
49,0
|
Thỉnh thoảng
|
13
|
26,5
|
|
Thường xuyên
|
12
|
24,5
|
|
Uống rượu
|
Không
|
23
|
46,9
|
Thỉnh thoảng
|
24
|
42,9
|
|
Thường xuyên
|
5
|
10,2
|
|
Uống bia
|
Không
|
14
|
28,6
|
Thỉnh thoảng
|
28
|
57,1
|
|
Thường xuyên
|
7
|
14,3
|
|
Uống cà phê
|
Không
|
13
|
26,5
|
Thỉnh thoảng
|
26
|
53,1
|
|
Thường xuyên
|
10
|
20,4
|
|
Chế độ ăn
|
Ăn mặn
|
17
|
34,7
|
Ăn béo
|
9
|
18,4
|
|
Ăn ngọt
|
14
|
28,6
|
|
Ăn rau
|
28
|
57,1
|
|
TDTT
|
Có
|
31
|
63,3
|
Không
|
18
|
36,7
|
Trong số những người bị THA,
tỷ lệ những người có hành vi nguy cơ thì cao hơn ở người không có hành vi nguy cơ. Hành vi nguy cơ có tỷ lệ cao nhất
là uống cà phê, chiếm 73,5%, kế đến là uống bia có tỷ lệ 71,4%, uống rượu với
tỷ lệ 53,1%, và hút thuốc lá có tỷ lệ 51%. Trong
số những người hiện mắc THA, những người có hành vi ăn mặn chiếm tỷ lệ thấp (34,7%).
Tỷ lệ người có tham gia TDTT là 63,3%.
Nhìn chung, các hành vi nguy cơ có tỷ lệ khá cao ở nhóm những CB-CNV bị
THA. Nếu không có sự tác động làm thay đổi các hành vi nguy cơ này trên nhóm bị
THA sẽ khó kiểm soát và điều trị THA cho họ.
Xác định tỷ lệ những người biết mình THA và được điều trị THA
|
Hình
2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ CB-CNV TTCKTX Tháp Chàm hiện
mắc THA biết mình
bị THA
|
Bảng 5: Mối liên quan giữa
biết và điều trị THA theo giới tính (n=29)
Giới
|
Biết và điều trị THA
n (%)
|
PR
(KTC 95%)
|
P
|
|
Có
|
Không
|
|||
Nam
|
10 (41,7%)
|
14 (58,3%)
|
0,89 (0,62-1,27)
|
0,50
|
Nữ
|
3 (60%)
|
2 (40%)
|
||
Cộng
|
13 (44,8%)
|
16 (55,2%)
|
Tỷ lệ CB-CNV biết bị và điều trị THA là 44,8%. Trong số những người nữ biết bị THA, tỷ lệ điều trị THA là 60%. Trong khi đó, số người nam biết bị THA mặc dù cao hơn, nhưng tỷ lệ điều trị THA chỉ 41,7%. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
KẾT LUẬN
Với phương pháp mô tả cắt ngang lấy trọn mẫu trên 153
người là CB-CNV Trung tâm cơ khí Toa xe Tháp Chàm, nghiên cứu này đã ghi nhận
được những kết quả sau:
Tỷ lệ THA chung của CB-CNV Trung tâm cơ khí Toa xe Tháp
Chàm là 32,0%. Tỷ lệ này cao hơn ở nhóm CB-CNV là nam giới hoặc người bị béo
phì.
Tỷ lệ THA ở nhóm uống rượu là 37,7%, gấp 1,48 lần so với
nhóm không uống rượu (p = 0,01) và có khuynh hướng tăng theo mức độ uống rượu. Tỷ lệ THA cũng có khuynh hướng tăng theo mức độ uống bia và uống cà phê.
Chưa tìm thấy mối liên quan giữa THA và các hành vi nguy
cơ khác như ăn mặn, hút thuốc, TDTT .
Trong số những CB-CNV bị THA, tỷ lệ biết mình bị THA là 59,18%. Ở nhóm này,
tỷ lệ hành vi nguy cơ THA còn cao. Tỷ lệ
CB-CNV biết bị THA và điều trị THA là 44,8%.
KHUYẾN NGHỊ
Tăng cường công tác truyền thông dưới
nhiều hình thức nhằm trao đổi, cung cấp kiến thức và giúp nâng cao nhận thức
của CB-CNV trong ngành về dự phòng và kiểm soát bệnh THA.
Xác định được tầm quan trọng của việc
khám sức khỏe định kỳ để người sử dụng lao động và người lao động không khám
qua loa, đối phó. Sau khám sức khỏe, phải đánh giá kết quả tình hình bệnh tật
của CB-CNV, nhất là THA, để có đề xuất giải pháp kiểm soát.
Cần có những nghiên cứu thêm về THA sâu
rộng hơn ở CB-CNV trong ngành, nghiên cứu về kiến thức và thực hành về THA để
tìm nguyên nhân tỷ lệ THA cao trong CB-CNV, thông qua đó có đề xuất, khuyến
nghị cụ thể các biện pháp giảm tỷ lệ THA và tăng tỷ lệ biết, điều trị THA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Chouihi
Roua, Dakhlaoui Feten, Farhaoui Saif Eddine (2012) "Projet de médecine
communautaire L’hypertension artérielle". Faculté de médecine ibn al Jazzar Sousse
2.
Chu Hồng
Thắng (2009) "Nghiên cứu thực trạng bệnh THA và một số rối loạn chuyển hoá
ở người THA tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên". Luận văn Thạc sĩ Y học.
3.
Fields L.
E., V. L. Burt, J. A. Cutler, J. Hughes, E. J. Roccella, P. Sorlie (2004)
"The burden of adult hypertension in the United States 1999 to 2000: a
rising tide". Hypertension, 44,
(4), 398-404.
4. Nguyễn
Doãn Thành, Lê Hoàng Ninh, Phùng Đức Nhật, Dương Tiểu Phụng, Phan Gia Cường
(2008) "Tình trạng sức khỏe và các yếu tố hành vi liên quan của công nhân
nhà máy bia Sài Gòn năm 2008".
5.
Phạm Văn
Hùng (2006) "Xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe nhân viên đường sắt trực tiếp
phục vụ chạy tàu". Đề tài NCKH cấp
Bộ GTVT.
6.
Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn, Nguyễn Ngọc
Quang, Nguyễn Thị Bạch Yến và cs (2003) "Tần suất tăng huyết áp và các yếu
tố nguy cơ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam năm 2001- 2002". Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 33,
(tháng 3/2003), tr 9-34.
7.
Phạm
Nguyễn Vinh, Nguyễn Lân Việt, Trương Quang Bình, Hồ Thượng Dũng, Nguyễn Thanh
Hiền, Châu Ngọc Hoa, Phạm Thị Kim Hoa, Đỗ Quang Huân, Phạm Mạnh Hùng, Phạm
Thanh Phong, Bùi Hữu Minh Trí (2011) "Nghiên Cứu Quan Sát Điều Trị Bệnh
Nhân Nhập Viện Do Hội Chứng Động Mạch Vành Cấp". Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, Hội Tim mạch Việt Nam, 58, tr 12-25.
8.
Son P. T.,
N. N. Quang, N. L. Viet, P. G. Khai, S. Wall, L. Weinehall, R. Bonita, P. Byass
(2012) "Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension in
Vietnam-results from a national survey". J Hum Hypertens, 26, (4), 268-80.
9.
Tạ Ngọc
Cầu (2008) "Điều tra tần suất, các yếu tố nguy cơ và các giải pháp chữa
trị bệnh tăng huyết áp tại tỉnh Vĩnh Phúc". Đề tài NCKH cấp tỉnh.
10.
Trần Thiện
Thuần (2007) "Hành vi và những yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở người
lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh". Luận
án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
11.
Trần Văn
Hương (2012) "Ảnh hưởng của hành vi về lối sống lên bệnh tăng huyết áp ở
người trưởng thành tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận ". Luận văn Chuyên khoa I YTCC.
12.
Viện Dinh
dưỡng (2011), Đánh giá và phân loại tình
trạng dinh dưỡng người lớn, http://viendinhduong.vn/news/vi/37/23/a/bang-phan-loai-bmi.aspx, truy cập ngày 15/6/2012.
13.
WHO (2004)
"Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications
for policy and intervention strategies". The Lancet, 363, 157-163.
14.
WHO (2009)
Mortality and burden of disease
attributable to selected major risks, 9-25.
Tải xuống
* Bệnh viện GTVT Tháp Chàm, Ninh Thuận
** Viện Vệ sinh – Y tế Công cộng thành phố
Hồ Chí Minh
may do huyet ap co tay su dung the nao nhi bua minh co mua ma sao do khong chinh xac tu van cho minh voi
Trả lờiXóaMáy đo huyết áp có nhiều loại. Độ chính xác khi đo HA phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố loại máy đo, vị trí đo, phương pháp đo... Đo huyết áp ở cổ tay độ chính xác thấp hơn ở cánh tay. Bạn phải tuân thủ các nguyên tắc khi đo thì độ chính xác mới cao.
XóaCó dịp, chúng tôi sẽ đăng bài về cách đo huyết áp.
Thân mến