Nhóm bác sỹ ở Bỉ tuyên bố sẽ mở ra 'kỷ nguyên mới' cho thụ tinh nhân tạo với chi phí chỉ còn khoảng trên 5 triệu đồng Việt Nam/lượt.
12 em bé đã được thụ tinh bằng công nghệ mới, vốn thay thế các thiệ́t bị y tế đắt tiền bằng các thành phần dễ kiếm.
Các thông số được trình bày tại một hội nghị về thụ tinh nhân tạo ở London cho thấy tỷ lệ thành công cũng tương đương với phương pháp thụ tinh nhân tạo (IVF) hiện đang phổ biến.
Điều trị hiếm muộn ở các nước đều đắt đỏ. Ở Anh, một lượt hiện có giá khoảng 5.000 bảng Anh, tương đương 160 triệu VND. Phương pháp mới sẽ mang hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn ở những nước nghèo
Giá hạ
Hiện thời người ta dùng khí carbon dioxide nồng độ cao trong quá trình nuôi dưỡng phôi thai tại các bệnh viện làm IVF nhằm kiểm soát acid. Các bác sỹ phải sử dụng các 'lồng ấp' chứa carbon dioxide, khí gas và lọc khí hiện đại.
Thay vì những chi tiết trên, nhóm bác sỹ của Viện Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo Genk dùng các loại hóa chất rẻ tiền hơn như acid citric và soda bicarbonate để chế tạo carbon dioxide.
Giáo sư chủ trì dự án, Willem Ombelet, nói: "Chúng tôi đã thành công và các kết quả đầu tiên của chúng tôi cho thấy thủ thuật của chúng tôi thành công như IVF thông thường. Nay chúng tôi đã thụ tinh nhân tạo cho 12 em bé khỏe mạnh". Tỷ lệ thành công của thí nghiệm này là 30% - tương đương phương thức hiện tại.
Nhóm chuyên gia nói giá cả của dịch vụ IVF ở các nước phương Tây nay có thể giảm xuống còn 10-15%. Tuy nhiên họ cảnh báo nó không thể hoàn toàn thay thế kỹ thuật IVF thông thường, thí dụ trong các trường hợp người cha cần trợ giúp y tế đặc biệt để kích thích tinh trùng khi tiếp cận trứng.
Giáo sư Ombelet nói với BBC mục tiêu của phương pháp mới là giảm chi phí cho người dân các nước nghèo.
Ngay cả tại các nước giàu, giá dịch vụ IVF quá cao cũng khiến nhiều người ngại ngần.
Nhóm bác sỹ hy vọng họ sẽ sớm mang phương pháp mới thử nghiệm tại Ghana, Uganda hoặc Nam Phi.
12 em bé đã được thụ tinh bằng công nghệ mới, vốn thay thế các thiệ́t bị y tế đắt tiền bằng các thành phần dễ kiếm.
Các thông số được trình bày tại một hội nghị về thụ tinh nhân tạo ở London cho thấy tỷ lệ thành công cũng tương đương với phương pháp thụ tinh nhân tạo (IVF) hiện đang phổ biến.
Điều trị hiếm muộn ở các nước đều đắt đỏ. Ở Anh, một lượt hiện có giá khoảng 5.000 bảng Anh, tương đương 160 triệu VND. Phương pháp mới sẽ mang hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn ở những nước nghèo
Giá hạ
Hiện thời người ta dùng khí carbon dioxide nồng độ cao trong quá trình nuôi dưỡng phôi thai tại các bệnh viện làm IVF nhằm kiểm soát acid. Các bác sỹ phải sử dụng các 'lồng ấp' chứa carbon dioxide, khí gas và lọc khí hiện đại.
Thay vì những chi tiết trên, nhóm bác sỹ của Viện Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo Genk dùng các loại hóa chất rẻ tiền hơn như acid citric và soda bicarbonate để chế tạo carbon dioxide.
Giáo sư chủ trì dự án, Willem Ombelet, nói: "Chúng tôi đã thành công và các kết quả đầu tiên của chúng tôi cho thấy thủ thuật của chúng tôi thành công như IVF thông thường. Nay chúng tôi đã thụ tinh nhân tạo cho 12 em bé khỏe mạnh". Tỷ lệ thành công của thí nghiệm này là 30% - tương đương phương thức hiện tại.
Nhóm chuyên gia nói giá cả của dịch vụ IVF ở các nước phương Tây nay có thể giảm xuống còn 10-15%. Tuy nhiên họ cảnh báo nó không thể hoàn toàn thay thế kỹ thuật IVF thông thường, thí dụ trong các trường hợp người cha cần trợ giúp y tế đặc biệt để kích thích tinh trùng khi tiếp cận trứng.
Giáo sư Ombelet nói với BBC mục tiêu của phương pháp mới là giảm chi phí cho người dân các nước nghèo.
Ngay cả tại các nước giàu, giá dịch vụ IVF quá cao cũng khiến nhiều người ngại ngần.
Nhóm bác sỹ hy vọng họ sẽ sớm mang phương pháp mới thử nghiệm tại Ghana, Uganda hoặc Nam Phi.
Nguồn: BBC
Phim về IVF
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét