Một “siêu ký sinh trùng” kháng thuốc chống sốt rét đã lan tới Việt Nam từ Campuchia và các nhà khoa học cảnh báo điều này có thể dẫn tới hệ quả đáng báo động trong việc điều trị căn bệnh này ở Việt Nam. Theo các nhà khoa học, dạng biến thể nguy hiểm của ký sinh trùng sốt rét này không thể bị giết bằng thuốc chống sốt rét thông thường.
Nhóm nghiên cứu thuộc Cơ quan nghiên cứu Y học Nhiệt đới Oxford tại Bangkok nói rằng có nguy cơ sốt rét trở thành bệnh không thể chữa khỏi. Ký sinh trùng này ban đầu xuất hiện ở Campuchia, nhưng sau đó đã lan sang một số khu vực của Thái Lan, Lào và đã đến miền Nam Việt Nam.
Một nhóm các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực này nhận định siêu ký sinh trùng sốt rét kháng artemisini có khả năng kháng các phương thuốc điều trị bệnh sốt rét tốt nhất hiện nay và đã lây lan khắp các nước tiểu vùng sông Mekong.
Nghiên cứu này khẳng định thêm nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới rằng Việt Nam là một trong số 4 quốc gia Tiểu vùng sông Mê Kông (GMS) có tỷ lệ kháng Artemisinine ngày càng gia tăng gồm Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia.
Nhóm nghiên cứu thuộc Đơn vị Nghiên cứu Y học Nhiệt đới Oxford (MORU) ở Thái Lan, trong một bài viết trên tờ Lancet Infectious Diseases, cho biết siêu ký sinh trùng có nguồn gốc từ Campuchia dẫn đến sự tăng vọt của các ca điều trị bệnh sốt rét thất bại ở các tỉnh phía nam Việt Nam.
Có khoảng 214 triệu ca nhiễm sốt rét trên toàn cầu vào năm ngoái, giết chết khoảng 438 người, phần lớn là trẻ em. Châu Phi đứng đầu về số tử vong, chiếm 90%. Đứng thứ 2 là khu vực Đông Nam Á, chiếm 7%. Theo số liệu của WHO, số ca tử vong từ sốt rét giảm đến 85% ở Đông Nam Á kể từ năm 2000.
Năm 2016, Việt Nam có 4.000 ca sốt rét, giảm 52% so với năm 2015. Chính phủ đặt mục tiêu loại bỏ hoàn toàn sốt rét vào năm 2030. Đầu năm nay, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương xác nhận ký sinh trùng sốt rét kháng artemisinin xuất hiện ở năm tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Gia Lai, Đăk Nông, Bình Phước và cảnh báo nguy cơ lây lan toàn quốc. Trước đó, ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc cũng xuất hiện tại Thái Lan, Myanmar, Lào.
Với sự lây lan của ký sinh trùng kháng thuốc từ Campuchia sang Việt Nam, Thái Lan và Lào, các chuyên gia lo sợ hiện tượng kháng thuốc artemisinin có thể một lần nữa lan rộng trên toàn thế giới. Họ cảnh báo rằng nếu không có giải pháp thì số các ca tử vong do kháng thuốc từ 700.000 mỗi năm hiện nay có thể tăng lên tới hàng triệu mỗi năm vào 2050. Con số này bao gồm các loại bệnh gồm cả sốt rét.
Tổng hợp từ Internet
Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Translate
Bài đăng Phổ biến
-
Hiện nay, rất nhiều người hiểu nhầm dấu hiệu dây thắt (Lacet dương tính - Lacet theo tiếng Pháp là dây thắt) là dấu hiệu đặc trưng để chẩn đ...
-
Hỏi: Tại sao ventolin chỉ được xịt không quá 3 lần trong ngày? ĐD Vũ Thị Hiền Trả lời: Thông tin em đưa ra chưa chính xác đâu. Ventol...
-
Nói tới uống bia, chúng ta thường liên tưởng tới những cái "bụng bia" căng tròn, những tiếng "dzô, dzô" ồn ào hay náo nh...
-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 155/2003/QĐ-TTg ...
-
Trước đây, Nifedipin viên nang thường được các bác sĩ cho bệnh nhân ngậm dưới lưỡi để trị cơn cao huyết áp cấp. Các nghiên cứu báo cáo ở J...
-
GIỚI THIỆU CHUNG - Bệnh viện Giao thông Vận tải Tháp Chàm là bệnh viện đa khoa hạng III trực thuộc Cục Y tế của Bộ Giao thông Vận tải. - ...
-
Đơn vị: Đồng STT Tên Biệt dược Đơn vị tính Đơn giá 1 Atropin sulfat Ống 735 2 ...
-
Hiện nay, tại các bệnh viện, hai loại thuốc được sử dụng với tần suất cao nhất là kháng sinh và corticoid. Trong thực tế lâm sàng, nhóm t...
-
Ông Phạm Thanh Quang, chủ tịch phường Đô Vinh, thay mặt người dân tặng hoa cho các bác sĩ Chiều ngày 26/2/2011 Bệnh viên Giao thông Tháp...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét